Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Quan Vũ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 129:
 
[[Nhạc Tiến]] khi ấy khởi quân ra thành [[Tương Dương]], đánh bại Quan Vũ. Sau đó, Vũ lại dùng thủy binh vây lấy Thượng Giang, nhưng Nhạc Tiến và Văn Sính lại đánh lui được Vũ ở gần Hạ Khẩu, khiến đường nối phía bắc với Giang Lăng của quân Tào được thông suốt.<ref>Tam quốc chí - Ngụy thư - Trương Nhạc Vu Trương Từ truyện, Nhạc Tiến truyện.</ref> [[Văn Sính]] lại tiếp tục dùng thủy quân đuổi đánh Quan Vũ ở Tầm Khẩu, lấy được kho lương và đốt sạch chiến thuyền của Vũ. Với chiến công đó, Sính được tấn phong tước Diên Thọ Đình hầu và chức Thảo nghịch tướng quân.<ref>Tam quốc chí - Ngụy thư - nhị Lý Tang Văn Lã Hứa Điển nhị Bàng Diêm truyện, Văn Sính truyện.</ref>
:Trong tiểu thuyết [[Tam Quốc Diễn Nghĩa]], tất cả những thất bại này của Quan Vũ đều bị lượtlược bỏ.
 
=== Bình định phía nam Kinh châu ===
Dòng 210:
Khi Quan Vũ chạy tới Lâm Thư<ref>Phía tây bắc Tương Dương</ref> thì bị tướng Ngô là [[Chu Nhiên]] và [[Phan Chương]] chặn đường. Chu Nhiên để sổng Vũ, nhưng bộ tướng của Phan Chương là [[Mã Trung]] bắt sống được Vũ mang về. Cả Quan Vũ và Quan Bình cùng bị hành quyết tại chỗ.<ref>Thục thư - Quan Vũ truyện viết: Quyền sai tướng đón đường đánh lén Vũ, chém chết Vũ cùng con của Vũ là Bình ở Lâm Thư.</ref>
:[[Tam Quốc Diễn Nghĩa]] có các tình tiết hư cấu kể rằng hai cha con họ Quan được giải từ Mạch Thành về đến tận kinh đô của Đông Ngô là [[Kiến Nghiệp]]. Tôn Quyền cố chiêu hàng Quan Vũ nhưng không được, lại bị Vũ chửi mắng nên mới ra lệnh chặt đầu Vũ và Bình. Thủ cấp của hai cha con lại được đưa từ Kiến Nghiệp trở lại Mạch Thành, sau khi nhìn thấy thì [[Châu Thương]] (nhân vật hư cấu) nhảy xuống thành tự sát theo chủ. Đầu của Quan Vũ sau đó lại tiếp tục được đưa từ Mạch Thành tới Lạc Dương dâng cho Tào Tháo, nhưng đến lúc đó vẫn tươi y như khi còn sống.
:Thanh long đao của Quan Vũ (không có thật) bị Phan Chương lấy mất, còn [[ngựa Xích Thố]] (ngựa của Lã Bố, chưa bao giờ thuộc về Quan Vũ) được thưởng cho Mã Trung. Sau này hồn ma của Quan Vũ hiện lên để giúp con trai [[Quan Hưng]] giết Phan Chương đoạt lại đao. (Quan Hưng thật ra là quan văn, bị chết yểu, qua đời trước Phan Chương.) Còn ngựa Xích Thố tuyệt thực đến chết.
 
=== Tào Tháo hậu táng ===
Dòng 217:
Các nhà nghiên cứu cho rằng: Tào Tháo đã phụ nhiều người, nhưng chưa từng phụ Quan Vũ.<ref>Lê Đông Phương, sách đã dẫn, tr 281</ref> Mặt khác việc làm đó còn mang ý nghĩa chính trị không nhỏ: Tôn Quyền nộp đầu Quan Vũ cho Tào Tháo để muốn thiên hạ biết rằng mình giết Vũ theo lệnh Tào Tháo, khiến Lưu Bị chĩa mũi nhọn vào họ Tào; nhưng Tào Tháo trọng táng Quan Vũ lại cho ra thông điệp khác: Tôn Quyền tự ý giết ông. Tào Tháo đã giải toả được sự hiềm nghi của mọi người và lái được mũi nhọn của Lưu Bị trở lại phía Tôn Quyền.<ref>Nguyễn Tử Quang, sách đã dẫn, tr 223</ref>
 
:[[Tam quốc diễn nghĩa|Tam Quốc Diễn Nghĩa]] thêu dệt nên chuyện rằng: ''"Ngày Tôn Quyền mở tiệc khao Lã Mông, hồn ông đã quay về giết chết Lã Mông. Vì hoảng sợ và để ly gián Ngụy và Thục nên đem đầu ông đến nộp cho Tào Tháo. Tào Tháo mở hộp đựng [[đầu]] Quan Vũ ra nhìn, thấy [[râu]] [[tóc]] dựng đứng lên, trừng mắt ra nhìn; vì vậy Tào Tháo hoảng sợ tới mức tái phát bệnh đau đầu và không lâu sau cũng chết"''. Câu chuyện này dựa trên một phần thực tế về cái chết của Lã Mông và Tào Tháo. Không lâu sau khi đánh chiếm được Kinh châu cho Tôn Quyền và giết Quan Vũ, [[Lã Mông]] trở về cũng ốm nặng, không ăn uống được gì và qua đời.<ref name="ReferenceB">Lê Đông Phương, sách đã dẫn, tr 280</ref> Tào Tháo sau đó cũng mất vì bệnh đau đầu.
 
Lúc Quan Vũ bị hành quyết không rõ bao nhiêu tuổi. [[Tam quốc diễn nghĩa|Tam Quốc diễn nghĩa]] ghi ông thọ 58 tuổi, tức là sinh năm khoảng [[162]], nhưng các nhà sử học không xác nhận thông tin này là chính xác.<ref>Trịnh Phúc Điền, Khả Vĩnh Quyết, Dương Hiệu Xuân, sách đã dẫn, tr 599</ref> Sau này, Lưu Bị vì mối thù Quan Vũ đã [[Trận Di Lăng|mang quân đi đánh Tôn Quyền]] (năm [[221]]), kết quả bị thua tan nát.
Dòng 224:
Quan Vũ sinh thời có hai người tình, hai người vợ. Nhưng biên tình sử của ông vô cùng gian nan, trắc trở, phải nói là buồn khổ vô cùng. Tuy nhiên, hai người vợ này cũng để lại cho Quan Vũ 4 người con: [[Quan Bình]], [[Quan Hưng]], Quan Phụng và Quan Sách. Quan Bình theo ông đi chiến trận, bị [[Đông Ngô]] bắt giết cùng ông năm 219.<ref name="tqcqv">[http://zh.wikisource.org/wiki/%E4%B8%89%E5%9C%8B%E5%BF%97/%E5%8D%B736#.E9.97.9C.E7.BE.BD Tam quốc chí, Thục thư 6 - Quan Vũ truyện]</ref> Quan Hưng lớn lên ở [[Ích Châu]], được Gia Cát Lượng yêu mến, cất nhắc làm ''Thị trung'' và ''Trung giám quân''.
 
Con trưởng mất sớm, con thứ lại theo nghiệp quan văn, võ công của Quan Vũ chẳng còn người kế nghiệp. Quan Bình chết trận, Quan Hưng cũng chỉ làm quan văn được một thời gian rồi qua đời sớm.<ref name="ldp394">Lê Đông Phương, sách đã dẫn, tr 394</ref> Quan Vũ còn một người con gái là Quan Phụng, còn gọi là Quan Ngân Bình. Cô được Quan Vũ gọi là “Hổ Nữ” bởi thừa hưởng toàn bộ uy phong vũ dũng từ cha, dù là thân nữ nhi nhưng 18 tuổi cô đã sớm được Gia Cát Lượng tin dùng, đem theo phò trợ mình thảo phạt Nam Man. Lại thêm dung mạo cô rất xinh đẹp nên Tôn Quyền từng định hỏi cho con trai mình để kết thông gia nhưng ông từ chối.
 
:Trong tiểu thuyết ''[[Tam Quốc diễn nghĩa]]'', Quan Vũ còn có người con trai thứ ba tên là [[Quan Sách]]. Nhân vật hư cấu này từng tham gia Nam chinh chống Mạnh Hoạch cùng với Gia Cát Lượng. Bào Tam Nương và Hoa Man đều là vợ Quan Sách, con dâu Quan Vũ. Bào Tam Nương tính tình cởi mở, theo chồng trong suốt thời gian lưu lạc, trên chiến trường dũng mãnh không thua gì nam nhi. Còn Hoa Man là con gái Mạnh Hoạch và Chúc Dung, võ nghệ cao cường, phải lòng Quan Sách trên chiến trường, sau cật lực thúc đẩy việc hai bên đình chiến rồi được gả làm vợ Quan Sách.
Dòng 245:
Năm 219, Lưu Bị lên ngôi Hán Trung vương, phong ông làm Tiền tướng quân và lão tướng [[Hoàng Trung]] làm Hậu tướng quân.<ref>Hai chức vụ cao nhất trong quân đội</ref> Quan Vũ thấy mình ở ngang hàng với Hoàng Trung, không bằng lòng, không chịu nhận ấn tín. [[Phí Vĩ]] phải lựa lời khuyên ông nên vì nghiệp lớn của Lưu Bị, ông mới tỉnh ngộ và thụ phong.
 
Khi trấn giữ Kinh châu, Quan Vũ đã không giữ nổi đất và để mất 3 quận. Tôn Quyền trên danh nghĩa "nhận" 3 quận do Quan Vũ bàn giao nhưng trên thực tế đã chiếm được trong tay; họ Tôn lại thực sự trao cho ông 2 quận đang nắm giữ. Việc trở mặt khinh mạn Tôn Quyền của Quan Vũ là một sai lầm tai hại. Sau này Tôn Quyền giết ông, các sử gia đánh giá rằng: Lưu Bị và Quan Vũ có nhiều điều không phải với Tôn Quyền, nhưng việc Tôn Quyền ngầm đầu hàng Tào Tháo từng là kẻ thù chung để đánh lén sau lưng Quan Vũ cũng là quá đáng.<ref name="ReferenceB"/>
 
[[Trần Thọ]], tác giả sách [[Tam quốc chí|Tam Quốc chí]] có đánh giá về ông cũng được đời sau ghi nhận là công bằng:
Dòng 307:
Đề cao uy linh dũng khí của ông, La Quán Trung còn mô tả việc ông hiển linh sau khi chết: vật chết Lã Mông trong dinh Tôn Quyền; thủ cấp nổi giận khiến Tào Tháo bệnh nặng qua đời; giúp con là Quan Hưng giết được Phan Chương để trả thù trận Mạch Thành.
 
Ngoài ra, La Quán Trung còn mô tả việc ông hiện lên đòi trả mạng chết oanđầu khi gặp lại sư Phổ Tĩnh là người đồng hương. Sư Phổ Tĩnh lựa lời khuyên giải, ông mới ra đi.
 
=== [[Trọng Tương vấn Hán]] ===