Khác biệt giữa bản sửa đổi của “7 thói quen hiệu quả”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Ngomanh123 (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
thừa 3 ký tự '''
Dòng 45:
Tư duy cùng thắng là khi khối óc và con tim tìm kiếm lợi ích chung dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau trong mọi tương tác. Đây chính là suy nghĩ về sự dồi dào của những cơ hội, của cải và nguồn lực cho tất cả mọi người, chứ không phải khan hiếm và cạnh tranh một mất một còn. Đây không phải là kiểu suy nghĩ ích kỷ (Thắng thua). Trong công việc và cuộc sống gia đình, các thành viên suy nghĩ một cách tương thuộc- theo nghĩa "Chúng ta" chứ không phải "tôi". Tư duy cùng thắng thúc đẩy giải quyết mâu thuẫn và giúp các cá nhân tìm kiếm giải pháp đem lại lợi ích chung. Đó là sự chia sẻ thông, quyền lực, sự công nhận và phần thưởng.
 
=====Thói quen 5: Hiểu rồi được hiểu'''=====
Tên khác: '''Biết lắng nghe để thấu hiểu và để được thấu hiểu'''. Khi chúng ta lắng nghe với ý muốn thấu hiểu người khác, chứ không phải để đối đáp, thì đó là khi chúng ta bắt đầu một cuộc giao tiếp thật sự và gây dựng mối quan hệ. Khi nào người khác cảm thấy mình được thấu hiểu, họ sẽ cảm thấy được ủng hộ và tôn trọng, hàng rào phòng thủ được hạ xuống, cơ hội nói chuyện cởi mở và thấu hiểu lẫn nhau sẽ đến một cách tự nhiên và dễ dàng hơn. Muốn thấu hiểu người khác cần sự tử tế, muốn được người khác thấu hiểu cần sự can đảm. Tính hiệu quả nằm trong sự cân bằng giữa hai vế đó.
 
=====Thói quen 6: Hợp lực=====
Đồng tâm hiệp lực nghĩa là tạo ra giải pháp thứ ba - không phải là cách của tôi, không phải là cách của bạn, mà là cách thứ 3 tốt hơn cách mà mỗi người có thể tự nghĩ ra. Đó là kết quả của sự tôn trọng lẫn nhau, thấu hiểu và thậm chí tôn trọng sự khác biệt của người khác trong giải quyết vấn đề, và nắm bắt cơ hội. Những tập thể và gia đình đồng tâm hiệp lực phát triển mạnh mẽ dựa trên sức mạnh của từng cá nhân, khiến cho sức mạnh tổng thể mạnh hơn từng phần cộng lại. Những đội nhóm và các mối quan hệ kiểu này phản đối sự cạnh tranh thù địch (1+1=1/2). Họ không chấp nhận sự thỏa hiệp (1+1=1 1/2) Hoặc thậm chí cộng tác thuần túy (1+1=2). Họ tiến đến sự hợp tác sáng tạo (1+1=3, hoặc hơn).
 
=== Thói quen 7: Đổi mới ===