Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trịnh Tùng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n replaced: ; → ;, Ủy Ban → Ủy ban, thứ 2 của → thứ hai của, tháng 7]], 16 → tháng 7 năm [[16, 2 loại → hai loại, . {{sfn → .{{sfn using AWB
Dòng 169:
:''Bậc đại thần, nghĩa phải cùng vui, cùng buồn với nước. Cậu đối với nước mà nói, thì là bề tôi huân cựu đời đời, đối với nhà mà nói, thì là tình nghĩa chí thân. Mới rồi, họ Mạc tiếm nghịch, vận nước gian truân, tiên tổ là Thái tể Hưng Quốc Chiêu Huân Tĩnh công ([[Nguyễn Kim]]) đầu tiên khởi xướng đại nghĩa, giúp [[Lê Trang Tông|Trang Tông Hoàng Đế]] trong lúc gian nan, sửa lại danh phận. Tiên tổ mất đi, tiên khảo là Minh Khang Thái Vương ([[Trịnh Kiểm]]) giữ trọng trách của nước, thấy cậu là người ruột thịt, trao cho hai xứ Thuận, Quảng. Cậu từ khi nhận được mệnh lệnh, vỗ yên dân địa phương, thực là có công. Tiên khảo chầu trời, cháu giữ binh quyền, vẫn để cậu giữ chức cũ. Nhiều lần gửi thư giục cậu dốc thu tiền thuế, vận tải lương thực để giúp việc chi dùng của nhà nước, cậu thường lấy cớ đường biển gian nan hiểm trở để từ chối. Đến khi Kinh thành đã lấy lại, thiên hạ đã yên cậu mới ung dung theo về. Triều đình ưu đãi, cho coi một phủ Hà Trung và bảy huyện miền trên trấn Sơn Nam, trao cho chức Hữu tướng, có ý mong cậu và tả tướng Vinh quốc công [[Hoàng Đình Ái]] giúp rập hai bên tả hữu để hoàn thành sự nghiệp trung hưng, để vỗ yên dân chúng nước Nam. Mới rồi, bọn nghịch thần [[Phan Ngạn]], [[Bùi Văn Khuê]], [[Ngô Đình Nga]] manh tâm phản bội, nổi quân làm loạn, cháu đương cùng với cậu trù tính việc binh, truy quét đảng nghịch, chẳng ngờ cậu không đợi mệnh, tự tiện bỏ về, làm dao động lòng dân địa phương. Không biết đó là bản ý của cậu, hay là nghe lầm gian kế của bọn phản nghịch. Nay Bùi Văn Khuê, Phan Ngạn đánh lộn lẫn nhau, và đều đã bị giết cả. Thế mới biết đạo trời sáng rõ; tai hoạ không kịp trở gót, chắc cậu cũng biết cả rồi. Việc đã như thế, nếu cậu quả biết tỉnh ngộ ra, hối lại lỗi trước, nghĩ đến công nghiệp của tiên tổ, nên sai người mang thư đến hành tại lạy trình, rồi đốc nộp tiền thuế để cung việc chi dùng của nhà nước thì lấy công trừ lỗi, triều đình đã có pháp điển, mà công lao ngày trước của cậu lại được toàn vẹn, huân danh sự nghiệp bao đời, bền lâu mãi mãi. Nếu không thế, thì lấy thuận đánh nghịch, triều đình hùng binh đã có cớ rồi, danh tiết của cậu sẽ ra làm sao? Cậu trong việc quân thường vẫn lưu ý đến kinh sử, xin hãy nghĩ kỹ, đường để hối hận về sau.''
 
Đáp lại, Nguyễn Hoàng đem con gái là [[Nguyễn Thị Ngọc Tú]] gả cho [[Trịnh Tráng]], con thứ hai của Trịnh Tùng và để người con thứ 5 là Hải cùng cháu nội là Hắc ở lại miền bắc làm con tin{{sfn|Nguyễn Phước tộc|1995|p=106}}. Mùa đông cùng năm, ông bí mật sai Hải quận công [[Nguyễn Đình Luân]] đem quân đi đánh họ Nguyễn. Thuyền quân Trịnh đến cửa sông Hoàng Giang, giao chiến với Nam Dương hầu [[Nguyễn Nhiệm]] bênthuộc Nguyễn,phe thân nhà Mạc. Trận ấy quân Trịnh bị thua chạy, bỏ lại hơn 40 chiếc thuyền mà về Kinh sư. Chúa nổi giận, liền bãi chức của Luân{{sfn|Nhiều tác giả|1993|p=658}}.
 
Sau khi [[Nguyễn Hoàng]] chết đi ([[1613]]), con thứ 6 là [[Nguyễn Phúc Nguyên]] lên nối nghiệp. Năm [[1620]], con thứ 7 và 8 của Hoàng là Chưởng cơ Hiệp và Trạch bí mật xin chúa Trịnh giúp mình tranh ngôi. Chúa sai [[Nguyễn Khải]] đem quân đi đón họ. Nhưng âm mưu bị lộ, Hiệp và Trạch bị bắt, [[Nguyễn Khải]] phải lui quân. Từ đó chúa Nguyễn không chịu nộp thuế, hai họ Trịnh - Nguyễn lăm le thôn tính lẫn nhau.