635
lần sửa đổi
Trung Quốc có lợi thế là nhờ luôn đi sau nên có thể hạn chế rủi ro thất bại. Họ rút kinh nghiệm từ những mô hình kinh doanh và phát minh sáng chế bị lỗi hay khiếm khuyết của người Mỹ để hoàn thiện nhằm tiết kiệm chi phí đầu tư và sáng tạo trí tuệ. Vụ việc các đại gia công nghệ Mỹ đồng loạt cấm vận Huawei (một tập đoàn đa quốc gia về thiết bị mạng và viễn thông của Trung Quốc) vào năm 2019 đã mang đến một bài học lớn về việc ỷ lại vào sao chép, cũng như tư duy vi phạm sở hữu trí tuệ của Trung Quốc. Nền công nghệ Trung Quốc vẫn thiếu sự đầu tư bài bản, nghiên cứu công phu và đầu óc sáng tạo như của phương Tây. Chiến lược phát triển “ăn xổi ở thì”, chuyên sao chép và đánh cắp công nghệ của Trung Quốc sẽ phải trả cái giá đắt khi bị các đối thủ tập trung triệt hạ<ref>[https://thanhnien.vn/cong-nghe/cong-nghe-trung-quoc-nguoi-khong-lo-co-doi-chan-dat-set-1084160.html Công nghệ Trung Quốc: Người khổng lồ có đôi chân đất sét] - ''Báo Thanh niên''</ref>. Trung Quốc dù rất muốn không phụ thuộc vào Mỹ, nhưng cho đến nay toàn bộ máy tính của họ vẫn phải dùng CPU của Intel, hệ điều hành Windows, thiết bị mạng cao cấp cho các đường trục chính (backbone) internet vẫn là mua của Cisco (Mỹ). Nhưng quan trọng nhất là sự kết nối ra thế giới, toàn bộ giao dịch internet thế giới đều phải qua 7 hệ thống máy chủ gốc phân giải tên miền (Domain Name Root Server) là xương sống của mạng internet quốc tế. Và, tất cả đều được đặt ở Mỹ, với sự bảo vệ cực kỳ nghiêm ngặt. Trong trường hợp xấu nhất là bùng phát chiến tranh trên mạng internet thì Trung Quốc sẽ nhanh chóng bị Mỹ cách ly và vô hiệu hóa với thế giới còn lại.
Bên cạnh Huawei, việc công ty thiết bị viễn thông lớn thứ hai Trung Quốc là [[ZTE]] bị đẩy vào tình trạng
Theo một bài phân tích của [[Bloomberg]], bên cạnh một số lĩnh vực không
Trung Quốc cũng ý thức rõ rằng việc sao chép công nghệ không phải là hướng đi lâu dài và từ lâu họ đã đề ra những chính sách mới về công nghệ. Từ năm 2000, Trung Quốc đã chuyển từ phát triển chiều rộng sang chiều sâu, chú trọng việc nghiên cứu tạo ra các thành tựu khoa học kỹ thuật mới thay vì sao chép của nước ngoài, nhằm biến Trung Quốc từ một ''“công xưởng của thế giới”'' thành một ''“nhà máy của tri thức”''. Trung Quốc đã đầu tư lượng lớn tiền cho sản phẩm công nghệ cao như ô tô điện, sản phẩm bán dẫn, công nghệ smartphone… Điều này đã được ghi rõ trong kế hoạch ''"Made in China 2025"'' của Trung Quốc<ref>http://cafebiz.vn/bang-viec-vung-tien-cho-cong-nghe-trung-quoc-dang-tao-ra-mot-mo-hinh-phat-trien-chuoi-san-xuat-chua-tung-co-trong-ly-thuyet-kinh-te-hien-dai-20181128115711572.chn</ref>. Các chuyên gia cho rằng khi bị Mỹ gây sức ép, Trung Quốc có thể sẽ tập hợp các hãng nội địa vào một cơ chế hợp tác ở cấp độ cao hơn và phát triển công nghệ mới để đẩy nhanh tiến bộ công nghệ của họ<ref>https://vtc.vn/cam-cua-huawei-my-vo-tinh-thuc-day-trung-quoc-phat-trien-cong-nghe-moi-d476107.html</ref>.
Kế hoạch ''"Made in China 2025"'' của Trung Quốc về bản chất được tạo ra nhằm thay thế công nghệ phương Tây bằng công nghệ cao do chính Trung Quốc chế tạo, làm tốt công tác chuẩn bị cho doanh nghiệp Trung Quốc tiến vào thị trường quốc tế. Trong “Made in China 2025”, từ ngữ xuyên suốt là “tự chủ sáng tạo” và “tự mình bảo đảm”, đặc biệt là mục tiêu chi tiết của “tự mình bảo đảm”: dự tính tới trước năm 2025 nâng thị phần trong nước lên 70% với các hãng cung cấp nguyên liệu cơ bản, linh kiện then chốt, 40% với chíp điện thoại di động, 70% robot công nghiệp, 80% thiết bị sử dụng năng lượng tái sinh là do Trung Quốc tự sản xuất. Trước đây, Trung Quốc sao chép công nghệ phương Tây để phát triển năng lực nội tại, một khi đã thực hiện được mục tiêu đó thì họ sẽ từng bước sử dụng công nghệ trong nước thay thế cho công nghệ nước ngoài, đẩy công nghệ phương Tây ra khỏi đất nước. Sau đó, Trung Quốc sẽ tiến tới việc phổ biến công nghệ của họ ra toàn thế giới, tranh giành thị phần với châu Âu và Mỹ.
Cuối tháng 11/2018, [[CNN Business]] đã có phóng sự về việc các thành phố lớn như [[Thâm Quyến]] đã chuyển mình từ bắt chước (imitation) sang sáng tạo (innovation), và rằng việc xem Trung Quốc là công xưởng chỉ biết gia công, sao chép các sản phẩm do nước ngoài thiết kế giờ đã là ''“quan niệm lạc hậu và sai lầm”''. [[Christian Grewell]], giáo sư kinh doanh [[Đại học New York Thượng Hải]], nhận định: ''“Có rất nhiều phát minh, sáng tạo đang diễn ra với quy mô lớn và tốc độ rất nhanh ở Trung Quốc mà chúng ta không hề hay biết”''. Trung Quốc muốn thành quốc gia đi đầu về [[trí tuệ nhân tạo]] vào năm 2030, và hiện đã dẫn đầu về số lượng bài nghiên cứu và lượt trích dẫn trong lĩnh vực này<ref>https://cuoituan.tuoitre.vn/tin/cuoc-song-muon-mau/cua-so-khoa-hoc/20181222/cong-nghe-trung-quoc-da-tien-xa-den-dau/1477102.html</ref>.
|