635
lần sửa đổi
Trung Quốc cũng ý thức rõ rằng việc sao chép công nghệ không phải là hướng đi lâu dài và từ lâu họ đã đề ra những chính sách mới về công nghệ. Từ năm 2000, Trung Quốc đã chuyển từ phát triển chiều rộng sang chiều sâu, chú trọng việc nghiên cứu tạo ra các thành tựu khoa học kỹ thuật mới thay vì sao chép của nước ngoài, nhằm biến Trung Quốc từ một ''“công xưởng của thế giới”'' thành một ''“nhà máy của tri thức”''. Trung Quốc đã đầu tư lượng lớn tiền cho sản phẩm công nghệ cao như ô tô điện, sản phẩm bán dẫn, công nghệ smartphone… Điều này đã được ghi rõ trong kế hoạch ''"Made in China 2025"'' của Trung Quốc<ref>http://cafebiz.vn/bang-viec-vung-tien-cho-cong-nghe-trung-quoc-dang-tao-ra-mot-mo-hinh-phat-trien-chuoi-san-xuat-chua-tung-co-trong-ly-thuyet-kinh-te-hien-dai-20181128115711572.chn</ref>. Các chuyên gia cho rằng khi bị Mỹ gây sức ép, Trung Quốc có thể sẽ tập hợp các hãng nội địa vào một cơ chế hợp tác ở cấp độ cao hơn và phát triển công nghệ mới để đẩy nhanh tiến bộ công nghệ của họ<ref>https://vtc.vn/cam-cua-huawei-my-vo-tinh-thuc-day-trung-quoc-phat-trien-cong-nghe-moi-d476107.html</ref>.
Kế hoạch ''"Made in China 2025"'' của Trung Quốc về bản chất
Cuối tháng 11/2018, [[CNN Business]] đã có phóng sự về việc các thành phố lớn như [[Thâm Quyến]] đã chuyển mình từ bắt chước (imitation) sang sáng tạo (innovation), và rằng việc xem Trung Quốc là công xưởng chỉ biết gia công, sao chép các sản phẩm do nước ngoài thiết kế giờ đã là ''“quan niệm lạc hậu và sai lầm”''. [[Christian Grewell]], giáo sư kinh doanh [[Đại học New York Thượng Hải]], nhận định: ''“Có rất nhiều phát minh, sáng tạo đang diễn ra với quy mô lớn và tốc độ rất nhanh ở Trung Quốc mà chúng ta không hề hay biết”''. Trung Quốc muốn thành quốc gia đi đầu về [[trí tuệ nhân tạo]] vào năm 2030, và hiện đã dẫn đầu về số lượng bài nghiên cứu và lượt trích dẫn trong lĩnh vực này<ref>https://cuoituan.tuoitre.vn/tin/cuoc-song-muon-mau/cua-so-khoa-hoc/20181222/cong-nghe-trung-quoc-da-tien-xa-den-dau/1477102.html</ref>.
|