Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nam Định (thành phố)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 174:
}}
 
==Giao thôngLịch sử ==
[[Tập tin:Citadel of Nam Dinh.jpg|nhỏ|phải|Sơ đồ thành cổ Nam Định thời Pháp thuộc - một trong 4 thành trong [[Thăng Long tứ trấn]]]]
[[Tập tin:CaptureNamDinh.jpg|nhỏ|phải|Giao chiến tại thành Nam Định giữa thực dân Pháp và quan binh Nam Định. Khi [[Henri Rivière]] chỉ huy một hạm đội pháo thuyền nhỏ và một tiểu đoàn thủy quân đánh bộ xâm lược Nam Định, thành phố lớn thứ nhì ở Bắc Kỳ, trong [[Chiến tranh Pháp-Đại Nam]] diễn ra từ năm 1858 đến năm 1884]]
 
Đây là thành phố lâu đời có lịch sử hơn 750 năm (ngang với Bắc Kinh và Mátxcơva). Ngay từ thời [[Nhà Trần]] đã xây dựng Nam Định thành [[thiên Trường|phủ Thiên Trường]] dọc bờ hữu [[sông Hồng]], có 7 phường phố. Năm [[1262]], [[Trần Thánh Tông]] đổi hương [[Tức Mạc|Tức Mặc]] (quê gốc của nhà Trần) thành '''phủ Thiên Trường''', sau đó phủ được nâng thành lộ. Năm Quang Thuận thứ 7 ([[1466]]), nhà Lê gọi là '''thừa tuyên Thiên Trường'''. Năm [[1469]] dưới thời vua [[Lê Thánh Tông]], lần đầu tiên có bản đồ [[Đại Việt]], Thiên Trường được đổi làm [[sơn Nam (địa danh cũ Việt Nam)|thừa tuyên Sơn Nam]]. Năm [[1741]], Thiên Trường là một phủ lộ thuộc [[Sơn Nam (địa danh cũ Việt Nam)|Sơn Nam Hạ]], bao gồm 4 huyện [[Nam Chân]] ([[Nam Trực]]), [[Giao Thủy]], [[Mỹ Lộc]], [[Shō Gen|Thượng Nguyên]]. Năm [[1831]], là một phủ thuộc tỉnh [[Nam Định]]. Ngày nay là các huyện Giao Thuỷ, [[Xuân Trường]], Nam Trực, [[Trực Ninh]], Mỹ Lộc đều thuộc tỉnh Nam Định.
Giao thông qua thành phố Nam Định dày đặc và thuận tiện: [[quốc lộ 10]] từ [[Hải Phòng]], [[Thái Bình]] đi [[Ninh Bình]] chạy qua và [[Quốc lộ 21B]] nối [[Nam Định]] với [[Quốc lộ 1A]] và [[đường Hồ Chí Minh]], [[quốc lộ 38|quốc lộ 38B]] từ [[Hải Dương]], [[Hưng Yên]], [[Hà Nam]] xuống [[Nam Định]], [[Ninh Bình]]. Quốc lộ 37 nối Hưng Yên với Nam Định, Thái Bình. [[Quốc lộ 21A]] đi Sơn Tây và các huyện Hải Hậu, Giao Thuỷ, Xuân Trường và [[bãi biển Quất Lâm]], Đại lộ Thiên Trường đi Hà Nội. Quốc lộ 39 B Hưng Yên, Thái Bình Nam Định. Tỉnh lộ 490 (đường 55) đi [[Nghĩa Hưng]] và [[bãi biển Thịnh Long]]. Từ ngoài có 13 tuyến đường xuyên tâm đi đến thành phố. Thành phố Nam Định còn có tuyến [[đường sắt Bắc Nam]] chạy qua. [[Ga Nam Định]] là một trong những ga lớn trên tuyến [[đường sắt Bắc Nam]], thuận tiện cho hành khách vùng nam đồng bằng đi đến các thành phố lớn trong cả nước như [[Hà Nội]], [[Huế]], Đà Nẵng, [[Thành phố Hồ Chí Minh]]. Thành phố Nam Định nằm bên hữu ngạn [[sông Hồng]], thuận tiện cho giao thông đường thủy và thuộc tỉnh có 72 km bờ biển.
 
Dưới [[thời Nguyễn]], Nam Định là một thành phố lớn cùng với Hà Nội và Huế.<ref>[http://www.namdinh.gov.vn/Home/thientruong-namdinh/cacthoikylichsu/2011/2601/Vung-dat-Nam-Dinh-tu-the-ky-XVI-den-the-ky-XIX.aspx/24916 Vùng đất Nam Định từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX | Cổng thông tin điện tử Nam Định<!-- Bot generated title -->]</ref> Thời đó Nam Định còn có trường thi Hương, thi Hội, có cả Văn Miếu như Hà Nội.
 
[[Tập tin:Thành phố Nam Định xưa - Nhìn từ trên cao.jpg|nhỏ|trái|Toàn cảnh thành phố Nam Định thời Pháp thuộc, nhìn từ trên cao]]
[[Tập tin:Cổng vào Văn Miếu Nam Định, cuối thời Nguyễn.jpg|nhỏ|trái|Cổng vào Văn Miếu Nam Định, nay đã không còn]]
[[Tập tin:Ngân hàng Nhà nước, thành phố Nam Định, thời Pháp thuộc.jpg|nhỏ|trái|Ngân hàng Nhà nước ở thành phố Nam Định thời Pháp thuộc, nay là chi nhánh tỉnh Nam Định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam]]
[[Tập tin:Ga Nam Định thời Pháp thuộc.jpg|nhỏ|trái|Ga Nam Định thời Pháp thuộc]]
[[Tập tin:Bưu điện Nam Định thời Pháp thuộc.jpg|nhỏ|trái|Ảnh chụp Bưu điện Nam Định thời Pháp thuộc, nay đã đổi sang kiến trúc khác]]
 
Nam Định được công nhận là thành phố dưới thời [[Pháp thuộc]] ngày [[17 tháng 10]] năm [[1921]], đã gần 100 năm, còn sớm hơn cả [[Vinh]], [[Mỹ Tho]], [[Quy Nhơn]], [[Cần Thơ]], hay thậm chí là [[Huế]] (1929). Về quy mô dân số nội thành so với các thành phố ở miền Bắc chỉ đứng sau [[Hà Nội]] và [[Hải Phòng]]<ref>Thành phố Thái Nguyên tuy có tổng dân số lớn hơn thành phố Nam Định nhưng chủ yếu là cư dân làm nông lâm nghiệp nên số dân đô thị vẫn ít hơn.</ref> (đã có hơn 400.000 dân, mật độ dân số đạt 17.221 người/km² vào năm [[2011]]). Từng có liên hiệp nhà máy dệt lớn nhất Đông Dương nên Nam Định còn được gọi là "Thành phố Dệt". Đây là thành phố có nhiều tên gọi chính và văn học: Thiên Trường, Vị Hoàng, Sơn Nam Hạ, Thành Nam, Non Côi sông Vị, thành phố Hoa Gạo, thành phố Dệt, thành phố lụa và thép (theo cách gọi của các nhà văn Ba Lan thời kỳ [[chiến tranh Việt Nam]]), thành phố bên sông Đào, Nam Định...
 
Nam Định là một trong số ít thành phố ở miền Bắc còn giữ lại được ít nhiều nét kiến trúc thời [[Pháp thuộc]], có quán hoa, nhà Kèn, nhà thờ Lớn, các khu phố cổ từ thế kỷ XVIII-XIX, trong khi các tỉnh lỵ khác hầu hết được xây dựng và quy hoạch mới lại sau chiến tranh.{{fact|date=7-2014}} Thành phố cũng từng có một cộng đồng [[Hoa kiều]] khá đông đảo vào giữa thế kỷ XIX chủ yếu đến từ tỉnh [[Phúc Kiến]], đến nay con cháu họ vẫn sinh sống ở khu vực phố cổ: Hoàng Văn Thụ (Phố Khách), Lê Hồng Phong (Cửa Đông), Hai Bà Trưng (Hàng Màn, Hàng Rượu), Hàng Sắt, Bến Ngự, Bắc Ninh, Hàng Cau, Hàng Đồng, Hàng Đường...
 
Ngay sau khi [[Cách mạng tháng Tám|Cách mạng Tháng Tám]] thành công, Chủ tịch chính phủ lâm thời [[Việt Nam Dân chủ Cộng hòa]] quy định trong Sắc lệnh số 77 ngày [[21 tháng 12]] năm [[1945]], Nam Định là thành phố đặt dưới quyền cấp kỳ (Bắc Bộ). Từ năm [[1945]] đến năm [[1956]], Nam Định là thành phố trực thuộc Trung ương.
 
Ngày [[3 tháng 9]] năm [[1957]], sáp nhập thành phố Nam Định vào tỉnh [[Nam Định]], là tỉnh lỵ tỉnh Nam Định.
 
Ngày [[8 tháng 8]] năm [[1964]], chuyển 5 xã: Lộc An, Lộc Hạ, Lộc Hòa, Lộc Vượng, Mỹ Xá về huyện [[Mỹ Lộc]] quản lý.<ref name="thuvienphapluat.vn">[http://thuvienphapluat.vn/archive/Quyet-dinh/Quyet-dinh-210-NV-dua-5-xa-ngoai-thanh-thanh-pho-Nam-Dinh-ve-huyen-My-Loc-tinh-Nam-Dinh-vb20166t17.aspx Quyết định 210-NV năm 1964 về việc đưa năm xã ngoại thành của thành phố Nam Định về huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định]</ref>
 
Năm [[1965]], hai tỉnh [[Hà Nam]] và Nam Định sáp nhập thành tỉnh [[Nam Hà]], thành phố Nam Định trở thành tỉnh lỵ tỉnh Nam Hà.<ref>[http://thuvienphapluat.vn/archive/Quyet-dinh/Quyet-dinh-103-NQ-TVQH-phe-chuan-thanh-lap-tinh-Bac-Thai-Nam-Ha-Ha-Tay-sap-nhap-xa-An-Hoa-Thach-That-Son-Tay-vao-xa-Tien-xuan-Luong-Son-Hoa-Binh-vb17889t17.aspx Quyết định 103-NQ-TVQH năm 1965 về việc phê chuẩn việc thành lập các tỉnh Bắc Thái, Nam Hà, Hà Tây và việc sáp nhập xã An Hòa thuộc huyện Thạch Thất, tỉnh Sơn Tây (cũ) vào xã Tiến Xuân thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành]</ref>
 
Ngày [[13 tháng 6]] năm [[1967]], [[Chính phủ Việt Nam|Hội đồng Chính phủ]] ra Quyết định số 76/CP về việc sáp nhập toàn bộ huyện [[Mỹ Lộc]] vào thành phố Nam Định.<ref>[http://thuvienphapluat.vn/archive/Quyet-dinh/Quyet-dinh-76-CP-hop-nhat-huyen-My-Loc-thanh-pho-Nam-Dinh-Nam-Ha-thanh-thanh-pho-Nam-Dinh-vb18210t17.aspx Quyết định 76-CP năm 1967 về việc hợp nhất huyện Mỹ Lộc và thành phố Nam Định thuộc tỉnh Nam Hà thành một đơn vị hành chính mới lấy tên là thành phố Nam Định]</ref>
 
Năm [[1975]], hai tỉnh Nam Hà và [[Ninh Bình]] sáp nhập thành tỉnh [[Hà Nam Ninh]], thành phố Nam Định là tỉnh lỵ tỉnh [[Hà Nam Ninh]], gồm 10 phường: Cửa Bắc, Năng Tĩnh, Nguyễn Du, Phan Đình Phùng, Quang Trung, Trần Đăng Ninh, Trần Hưng Đạo, Trần Tế Xương, Trường Thi, Vị Xuyên và 15 xã: Lộc An, Lộc Hạ, Lộc Hòa, Lộc Vượng, Mỹ Hòa, Mỹ Hưng, Mỹ Phúc, Mỹ Tân, Mỹ Thắng, Mỹ Thành, Mỹ Thịnh, Mỹ Thuận, Mỹ Tiến, Mỹ Trung, Mỹ Xá.<ref>[http://moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn%20php%20lut/View_Detail.aspx?ItemID=1674 NGHỊ QUYẾT CỦA QUỐC HỘI NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA NGÀY 27 THÁNG 12 NĂM 1975 VỀ VIỆC HỢP NHẤT MỘT SỐ TỈNH]</ref>
 
Ngày [[27 tháng 4]] năm [[1977]], sáp nhập 9 xã: Mỹ Thịnh, Mỹ Thuận, Mỹ Tiến, Mỹ Thành, Mỹ Hà, Mỹ Thắng, Mỹ Phúc, Mỹ Hưng, Mỹ Trung vào huyện [[Bình Lục]].<ref>[http://thuvienphapluat.vn/archive/Quyet-dinh/Quyet-dinh-125-CP-hop-nhat-dieu-chinh-dia-gioi-huyen-thi-xa-thuoc-tinh-Ha-Nam-Ninh-vb57677t17.aspx Quyết định 125-CP năm 1977 về việc hợp nhất và điều chỉnh địa giới một số huyện, thị xã thuộc tỉnh Hà Nam Ninh]</ref>
 
Ngày [[12 tháng 1]] năm [[1984]], sáp nhập 2 xã Mỹ Trung và Mỹ Phúc thuộc huyện [[Bình Lục]] vào thành phố Nam Định.<ref>[http://thuvienphapluat.vn/archive/Quyet-dinh/Quyet-dinh-5-HDBT-mo-rong-dia-gioi-thanh-pho-Nam-Dinh-tinh-Ha-Nam-Ninh-vb43390t17.aspx Quyết định 5-HĐBT năm 1984 về việc mở rộng địa giới thành phố Nam Định thuộc tỉnh Hà Nam Ninh]</ref>
 
Ngày [[23 tháng 4]] năm [[1985]], chia phường Trường Thi thành 2 phường: Trường Thi và Văn Miếu; chia phường Năng Tĩnh thành 2 phường: Năng Tĩnh và Ngô Quyền; chia phường Cửa Bắc thành 2 phường: Cửa Bắc và Bà Triệu; chia phường Vị Xuyên thành 2 phường: Vị Xuyên và Vị Hoàng; chia phường Trần Tế Xương thành 2 phường: Trần Tế Xương và Hạ Long.<ref>[http://thuvienphapluat.vn/archive/Quyet-dinh/Quyet-dinh-142-HDBT-dieu-chinh-dia-gioi-hanh-chinh-phuong-cua-thanh-pho-Nam-Dinh-tinh-Ha-Nam-vb44615t17.aspx Quyết định 142-HĐBT năm 1985 điều chỉnh địa giới hành chính một số phường của thành phố Nam Định thuộc tỉnh Hà Nam Ninh]</ref>
 
Những năm [[1991]]-[[1996]], tỉnh Hà Nam Ninh tách thành 2 tỉnh Hà Nam và Ninh Bình, thành phố Nam Định trở lại là tỉnh lỵ tỉnh [[Nam Hà]].<ref name="thuvienphapluat.vn"/>
 
Từ ngày [[6 tháng 11]] năm [[1996]], tỉnh Nam Hà tách thành 2 tỉnh Nam Định và Hà Nam, thành phố Nam Định tiếp tục là tỉnh lỵ tỉnh [[Nam Định]] (chuyển 7 xã: Mỹ Thịnh, Mỹ Thuận, Mỹ Tiến, Mỹ Thành, Mỹ Hưng, Mỹ Hòa, Mỹ Thắng thuộc huyện Bình Lục của tỉnh [[Hà Nam]] về thành phố Nam Định quản lý).<ref>[http://thuvienphapluat.vn/archive/Nghi-quyet/Nghi-quyet-chia-va-dieu-chinh-dia-gioi-hanh-chinh-tinh-vb40091t13.aspx Nghị quyết về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh do Quốc hội ban hành]</ref>
 
Ngày [[2 tháng 1]] năm [[1997]], sáp nhập 2 xã Nam Phong và Nam Vân của huyện [[Nam Ninh (huyện)|Nam Ninh]] (nay là 2 huyện [[Nam Trực]] và [[Trực Ninh]]) vào thành phố Nam Định.<ref>[http://thuvienphapluat.vn/archive/Nghi-dinh/Nghi-dinh-1-CP-dieu-chinh-dia-gioi-thanh-pho-Nam-Dinh-thuoc-tinh-Nam-Ha-vb40302t11.aspx Nghị định 1-CP năm 1997 về việc điều chỉnh địa giới thành phố Nam Định thuộc tỉnh Nam Hà]</ref>
 
Ngày [[26 tháng 2]] năm [[1997]], tách 11 xã: Mỹ Trung, Mỹ Hưng, Mỹ Hà, Mỹ Thắng, Mỹ Thịnh, Mỹ Tiến, Mỹ Thuận, Mỹ Thành, Mỹ Tân, Lộc Hòa để tái lập huyện [[Mỹ Lộc]].<ref>[http://thuvienphapluat.vn/archive/Nghi-dinh/Nghi-dinh-19-CP-dieu-chinh-dia-gioi-hanh-chinh-thanh-pho-Nam-Dinh-huyen-Hai-Hau-chia-cac-huyen-Xuan-Thuy-Nam-Ninh-va-thanh-lap-thi-tran-Thinh-Long-vb40399t11.aspx Nghị định 19-CP năm 1997 về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Nam Định và tái lập huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định]</ref>
 
Ngày [[6 tháng 9]] năm [[1997]], chuyển xã Lộc Hòa của huyện Mỹ Lộc vào thành phố Nam Định.<ref>[http://thuvienphapluat.vn/archive/Nghi-dinh/Nghi-dinh-95-1997-ND-CP-de-xa-Loc-Hoa-tiep-tuc-truc-thuoc-thanh-pho-Nam-Dinh-tinh-Nam-Dinh-vb40951t11.aspx Nghị định 95/1997/NĐ-CP về việc để xã Lộc Hoà tiếp tục trực thuộc thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định]</ref>
 
Ngày [[9 tháng 1]] năm [[2004]], thành lập phường Lộc Vượng trên cơ sở 420,07 ha diện tích tự nhiên và 7.962 nhân khẩu của xã Lộc Vượng; thành lập phường Lộc Hạ trên cơ sở 349,50 ha diện tích tự nhiên và 6.931 nhân khẩu của xã Lộc Hạ; thành lập phường Thống Nhất trên cơ sở 36,53 ha diện tích tự nhiên và 1.200 nhân khẩu còn lại của xã Lộc Vượng; 0,60 ha diện tích tự nhiên và 221 nhân khẩu còn lại của xã Lộc Hạ; 13,70 ha diện tích tự nhiên và 1.464 nhân khẩu của phường Quang Trung; 18 ha diện tích tự nhiên và 4.193 nhân khẩu của phường Vị Hoàng; thành lập phường Cửa Nam trên cơ sở 127,60 ha diện tích tự nhiên và 4.828 nhân khẩu của xã Nam Phong; 50 ha diện tích tự nhiên và 1.300 nhân khẩu của xã Nam Vân; thành lập phường Trần Quang Khải trên cơ sở 90,60 ha diện tích tự nhiên và 8.489 nhân khẩu của phường Năng Tĩnh.<ref>[http://thuvienphapluat.vn/archive/Nghi-dinh/Nghi-dinh-17-2004-ND-CP-thanh-lap-phuong-thuoc-thanh-pho-Nam-Dinh-tinh-Nam-Dinh-vb52416t11.aspx Nghị định 17/2004/NĐ-CP về việc thành lập phường thuộc thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định]</ref>
 
Ngày [[29 tháng 9]] năm [[1998]], [[Thủ tướng Việt Nam|Thủ tướng Chính phủ]] ban hành Quyết định 183/1998/QĐ-TTG công nhận thành phố Nam Định là [[đô thị loại 2]].<ref>[http://thuvienphapluat.vn/archive/Quyet-dinh/Quyet-dinh-183-1998-QD-TTg-cong-nhan-thanh-pho-Nam-Dinh-la-do-thi-loai-II-vb42612t17.aspx Quyết định 183/1998/QĐ-TTg công nhận thành phố Nam Định là đô thị loại II do Thủ tướng Chính phủ ban hành]</ref>
 
Ngày [[28 tháng 11]] năm [[2011]], [[Thủ tướng Việt Nam|Thủ tướng Chính phủ]] ban hành Quyết định 2106/QĐ-TTG công nhận thành phố Nam Định là [[đô thị loại 1]] trực thuộc tỉnh [[Nam Định]].<ref>[http://thuvienphapluat.vn/archive/Quyet-dinh/Quyet-dinh-2106-QD-TTg-cong-nhan-thanh-pho-Nam-Dinh-la-do-thi-loai-I-vb132277t17.aspx Quyết định 2106/QĐ-TTg năm 2011 công nhận thành phố Nam Định là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Nam Định do Thủ tướng Chính phủ ban hành]</ref>
 
== Hành chính ==