Người dùng vô danh
→Cái chết
Ở làng Hậu Ái, người dân còn nhớ mãi công lao của ông đã cứu làng khỏi nạn úng ngập. Làng này nằm trong vùng đất trũng, đến mùa mưa cả làng chìm trong nước. Ai cũng muốn có con mương tiêu nước từ Di Trạch qua Hậu Ái, Hòe Thị, Thị Cấm rồi đổ vào sông Nhuệ, nhưng không làm được vì phải đi qua nhiều làng. Theo thần tích ở thôn Hậu Ái, Đỗ Kính Tu đã đứng ra thương lượng với các địa phương, lấy hơn chục mẫu ruộng do vua ban để đền bù cho các chủ đất, cho đào ngòi Hương Khê từ Đồng Chầm thuộc thôn Hậu Ái, qua địa phận các thôn Kim Hoàng, An Trai, Hòe Thị, Thị Cấm, đến cửa chùa Linh Ứng ra sông Nhuệ. Nhờ đó con mương ra đời, Hậu Ái không còn bị khổ vì nạn úng ngập nữa.
Nhưng bọn quan ghen ghét đã vu cáo ông cho đào mương để tiện hành quân đánh úp kinh thành. Uất ức quá, Đỗ Kính Tu cưỡi ngựa trầm mình ở [[bãi Quân Thần]] (thuộc Từ Liêm) tự vẫn.. Còn lưu truyền huyền thoại, trước lúc ông lên ngựa để phi ra sông Hồng (quãng Thượng Cát bây giờ) ông đã gọi đủ bảy người gồm vợ và thê thiếp, khuyên họ khi ông chết nên tái giá vì họ còn trẻ, nhưng cả bảy người không nghe và họ đã tuẫn tiết trước ngựa của ông, ở thôn Hậu
Cũng là sự lưu truyền, trước lúc Về bi kịch này, Phan Huy Chú đã viết: “Vỗ về dân xã, dẹp yên giặc giã, dự hàng công lớn mà bỏ mình vì bọn quyền thần tàn bạo”.
|