Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hoàng Sa (huyện)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 99:
==Hành chính==
[[Tập tin:BanDoHoangSa.jpg|nhỏ|600px|phải|Bản đồ [[Quần đảo Hoàng Sa]] năm [[2015]], với đầy đủ tên gọi [[Việt Nam]] của các thực thể.]]
Để khẳng định chủ quyền của [[Việt Nam]] đối với [[quần đảo Hoàng Sa]], ngày [[9 tháng 12]] năm [[1982]], [[Hội đồng Bộ trưởng]] nước [[Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam]] ra Nghị định tổ chức quần đảo Hoàng Sa thành huyện đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh [[Quảng Nam - Đà Nẵng]].<ref>{{Chú thích web|url=http://www.vietnam.vn/the-hoang-sa-paracel-and-truong-sa-spratly-archipelagoes-and-international-law-1988-c1070n20120102121508750.htm|tiêu đề=The Hoang Sa (Paracel) and Truong Sa (Spratly) archipelagoes and international law 1988|nhà xuất bản=Authority of Foreign Information Service of Vietnam|ngày truy cập=ngày 28 tháng 8 năm 2012}}</ref> Nghị quyết ngày [[6 tháng 11]] năm [[1996]] tại kỳ họp thứ X [[Quốc hội Việt Nam|Quốc hội]] khóa IX nước [[Việt Nam|Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam]] tách huyện Hoàng Sa khỏi tỉnh [[Quảng Nam - Đà Nẵng]] (cũ), sáp nhập vào thành phố [[Đà Nẵng]] trực thuộc Trung ương. Ngày [[23 tháng 6]] năm [[1994]], [[Quốc hội Việt Nam]] khóa IX, kỳ họp thứ 5 phê chuẩn [[Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển|Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển]] năm 1982 có nghị quyết nêu rõ: ''"[[Quốc hội Việt Nam|Quốc hội]] một lần nữa khẳng định chủ quyền của [[Việt Nam]] đối với hai [[Quần đảo Hoàng Sa|quần đảo Hoàng Sa]] và [[Quần đảo Trường Sa|Trường Sa]] và chủ trương giải quyết các bất đồng liên quan đến [[Biển Đông]] thông qua thương lượng hòa bình, trên tinh thần bình đẳng, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng pháp luật quốc tế, đặc biệt là [[Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển|Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển]] năm [[1982]], tôn trọng chủ quyền và quyền tài phán của các nước ven biển đối với [[vùng đặc quyền kinh tế]] và [[thềm lục địa]], trong khi nỗ lực thúc đẩy đàm phán để tìm giải pháp cơ bản lâu dài, các bên liên quan cần duy trì ổn định trên cơ sở giữ nguyên hiện trạng, không có hành động làm phức tạp thêm tình hình, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực"''. Quốc hội nhấn mạnh: ''"Cần phân biệt vấn đề giải quyết tranh chấp [[quần đảo Hoàng Sa]], [[quần đảo Trường Sa]] với các vấn đề bảo vệ các vùng biển và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của [[Việt Nam]], căn cứ vào những nguyên tắc và những tiêu chuẩn của [[[[Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển|Công ước của Liên Hiệp quốc về Luật biển]] năm 1982"''.
 
Ngày [[23 tháng 1]] năm [[1997]], Nghị định số 07/1997/NĐ-CP của [[Chính phủ Việt Nam]] chính thức xác định thành lập một đơn vị hành chính cấp huyện là Huyện Hoàng Sa có diện tích 305 km², với địa giới bao gồm một quần đảo có tên gọi là [[quần đảo Hoàng Sa]] với các đảo san hô nằm cách đất liền khoảng 170 [[hải lý]] (315&nbsp;km), gồm: [[Hoàng Sa (đảo)|đảo Hoàng Sa]], [[Đá Bắc (Hoàng Sa)|đảo Đá Bắc]], [[Hữu Nhật (đảo)|đảo Hữu Nhật]], [[Đá Lồi|đảo Đá Lồi]], [[Bạch Quy|đảo Bạch Quy]], [[Tri Tôn (đảo)|đảo Tri Tôn]], [[Đảo Cây]], [[Đảo Bắc (quần đảo Hoàng Sa)|đảo Bắc]], [[Đảo Trung|đảo Giữa]], [[Đảo Nam (quần đảo Hoàng Sa)|đảo Nam]], [[Phú Lâm (đảo)|đảo Phú Lâm]], [[Linh Côn (đảo)|đảo Linh Côn]], [[Quang Hòa (đảo)|đảo Quang Hòa]], [[Cồn Bông Bay]], [[Cồn Quan Sát]], [[Cồn Cát Tây|Cồn cát Tây]], [[Đá Chim Én|Đá Chim Yến]], [[Hòn Tháp|Đá Tháp]].<ref name="thuvienphapluat1997"/>