Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tuyên bố chung Trung-Anh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 91:
===Bản ghi nhớ của Trung Quốc===
''"Theo Luật Quốc tịch của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, tất cả những đồng hương Trung Quốc Hồng Kông, dù cho họ có sở hữu 'Hộ chiếu Công dân Lãnh thổ thuộc Anh' hay không, đều là công dân Trung Quốc."'' Những người này nếu sử dụng tài liệu du lịch do Chính phủ Vương quốc Anh cấp được phép dùng chúng với mục đích du lịch đến các quốc gia và lãnh thổ khác, nhưng không được phép nhận sự bảo hộ lãnh sự của Anh tại Đặc khu và những phần khác của Trung Quốc.
 
==Thời gian sau Tuyên bố==
===Những năm đầu===
Sau khi ký kết bản tuyên bố, [[Nhóm liên lạc chung Trung-Anh]] được thành lập theo Phụ lục II của tuyên bố.
 
Việc chuyển giao quyền chủ quyền của Hồng Kông (tùy vào báo chí Trung Quốc hay Anh mà được gọi là "sự trở về" hoặc "sự chuyển giao") diễn ra như kế hoạch vào ngày 1 tháng 7 năm 1997. Từ khi trở về, chỉ có một số điều bị thay đổi, như cờ Hồng Kông và [[Tòa nhà Công tước xứ Wales]] được đổi tên thành Tòa nhà Quân đội Giải phóng Nhân dân. Các hòm thư được sơn lại thành màu xanh, theo thông lệ tại Trung Quốc. Tên đường vẫn được giữ nguyên và [[Câu lạc bộ Thuyền buồm Hồng Kông Hoàng gia]] vẫn được giữ tiền tố "Hoàng gia", dù [[Câu lạc bộ Đua ngựa Hồng Kông]] và các tổ chức khác đã bị bỏ tiền tố này.<ref>[http://www.csmonitor.com/1996/0610/061096.intl.intl.2.html A Battle Royal Rocks Imperial Yacht Club], ''[[Christian Science Monitor]]'', 10 June 1996</ref>
 
Sau [[cuộc khủng hoảng tài chính châu Á]] năm 1997, biện pháp Hồng Kông đã được thực hiện với sự hợp tác hoàn toàn của chính phủ Trung Quốc. Điều này không có nghĩa là chính phủ Trung Quốc quy định Hồng Kông phải làm gì và do đó vẫn phù hợp với các quy định của tuyên bố.<ref name="Mc">McLaren, Robin. [http://www.hkjournal.org/PDF/2007_fall/5.pdf "Hong Kong 1997–2007: a personal perspective"], retrieved at 17 April 2010.</ref>
Mặc dù có quyền tự quyết, chính quyền Đặc khu Hành chính Hồng Kông đôi khi vẫn yêu cầu chính phủ Trung Quốc cho lời khuyên. Vào năm 1999 chính quyền Đặc khu yêu cầu Quốc vụ viện Trung Quốc giải thích một điều trong Luật Cơ bản của [[Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc]]. Chính phủ Trung Quốc nói rằng một phán quyết của [[Tòa Chung thẩm Hồng Kông]] sẽ cho phép 1,6 triệu người đại lục nhập cư vào Hồng Kông. Sau đó, chính quyền Trung Quốc đã ra lệnh và phát quyết của Hồng Kông sau đó đã bị bãi bỏ.{{clarify|date=April 2014}}<ref name="Frank">Ching, Frank. [http://www.hkjournal.org/archive/ching.html "The System Works – More or Less"], 1 January 2006. {{webarchive |url=https://web.archive.org/web/20090414023353/http://www.hkjournal.org/archive/ching.html |date=14 April 2009 }}</ref>
 
Những áp lực từ chính quyền đại lục cũng khá rõ, như vào năm 2000, sau khi ứng cử viên ủng hộ độc lập [[Trần Thủy Biển]] được bầu làm Tổng thống [[Đài Loan]], một quan chức cấp cao của đại lục tại Hồng Kông đã cảnh báo các nhà báo không được thông báo tin này. Một quan chức cấp cao khác đã khuyên các doanh nhân không làm ăn với những người Đài Loan ủng hộ độc lập.<ref name="Frank" />
 
Với những sự việc như vậy,<ref name="Frank" /> trong dịp kỷ niệm 10 năm trở về, vào năm 2007, báo ''[[The Guardian]]'' viết rằng một mặt, "khong có gì thay đổi kể từ khi chuyển giao sang Trung Quốc 10 năm trước", nhưng đó là khi so sánh với tình hình trước khi toàn quyền cuối cùng [[Chris Patten]] thực hiện [[Cải cách bầu cử ở Hồng Kông 1994|các cải cách dân chủ]] ba năm trước khi chuyển giao. Cơ hội có được dân chủ đã bị mất khi Hồng Kông chỉ vừa mới có được ba yếu tố quan trọng cho một nền dân chủ kiểu phương Tây ([[pháp trị]], sự chịu trách nhiệm của quan chức và một tầng lớp chính trị bên ngoài hệ thống độc đảng) nhưng thỏa thuận Trung-Anh đã ngăn không cho bất cứ thay đổi nào trong đó được tiếp tục.<ref>{{cite news|date= 1 July 2007|url=https://www.theguardian.com/commentisfree/2007/jul/01/thepriceofthestatusquo |title=Hong Kong's business as usual|newspaper=[[The Guardian]]}}.</ref>{{Opinion|date=June 2019}}
 
[[Ngô Bang Quốc]], chủ tịch [[Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc]] đã nói trong một hội thảo tại Bắc Kinh năm 2007 rằng "Hồng Kông có được sự tự trị đáng kể chỉ vì chính quyền trung ương đã quyết định cho phép sự tự trị đó".<ref>Keith Bradsher, 7 June 2007, [https://query.nytimes.com/gst/fullpage.html?res=9403E2D61E30F934A35755C0A9619C8B63&scp=9&sq=sino-british%20joint%20declaration&st=cse "World Briefing. Asia: China Reminds Hong Kong Who's Boss"], ''The New York Times'', New York, online.</ref>
 
===Các thay đổi vào thập niên 2010===
Vào năm 2014, sau cuộc [[Cách mạng dù]], Ủy ban đối ngoại của Anh đã bị Trung Quốc cấm không cho nhập cảnh vào Hồng Kông trong chuyến thăm đã định trước vào tháng 12 để kiểm tra tiến độ thực hiện Tuyên bố chung Trung-Anh. Trong một cuộc tranh luận khẩn cấp tại nghị viện về vụ cấm này, chủ tịch ủy ban [[Richard Ottaway]] tiết lộ rằng các quan chức Trung Quốc xem Tuyên bố chung là "vô hiệu và chỉ có hiệu lực từ ngày ký năm 1984 cho đến khi chuyển giao năm 1997."<ref>{{cite news|title=China says British complaints over Hong Kong visit ban 'useless'|url=http://www.scmp.com/news/hong-kong/article/1654603/china-says-british-complaints-over-hong-kong-visit-ban-useless|date=3 December 2014|work=South China Morning Post|accessdate=3 December 2014}}</ref>
 
Vào năm 2016, Caroline Wilson, Tổng lãnh sự Anh tại Hồng Kông và Ma Cao, nói rằng vụ mất tích của chủ hiệu sách Causeway Bay là một sự vi phạm tuyên bố chung.<ref>{{cite web|url=https://www.thestandnews.com/politics/%E5%90%B3%E8%8B%A5%E8%98%AD-%E6%B8%AF%E7%8D%A8%E4%B8%8D%E5%88%87%E5%AF%A6%E9%9A%9B-%E6%9D%8E%E6%B3%A2%E8%A2%AB%E5%B8%B6%E8%BF%94%E5%A4%A7%E9%99%B8%E9%A6%96%E9%81%95%E8%81%AF%E5%90%88%E8%81%B2%E6%98%8E/|title=吳若蘭:港獨不切實際 李波被帶返大陸首違聯合聲明 - 立場報道 - 立場新聞|work=thestandnews.com}}</ref>
 
Vào tháng 7 năm 2017, khi Ngoại trưởng Anh [[Boris Johnson]] đòi hỏi phải có tiến triển dân chủ tại Hồng Kông,<ref>{{cite web|url=https://www.gov.uk/government/speeches/hong-kong-special-administrative-region-20th-anniversary-written-ministerial-statement|title=Hong Kong Special Administrative Region 20th anniversary: written ministerial statement - GOV.UK|website=www.gov.uk}}</ref><ref>{{cite web|url=https://www.hongkongfp.com/2017/06/30/video-uk-foreign-min-boris-johnson-urges-democratic-progress-hong-kong/|title=Video: UK Foreign Min. Boris Johnson urges democratic progress in Hong Kong|date=30 June 2017|work=hongkongfp.com}}</ref> phát ngôn viên bộ ngoại giao Trung Quốc [[Lục Khảng]] nói rằng hiệp ước trao trả Hồng Kông với Anh chỉ là 'một tài liệu của lịch sử, không còn có ý nghĩa thực tế nữa,' và rằng 'Nó hoàn toàn không có tính ràng buộc đối với sự quản lý của chính quyền trung ương đối với Hồng Kông. Vương quốc Anh không còn có quyền chủ quyền, quyền lãnh đạo và quyền giám sát Hồng Kông sau khi trao trả.'<ref>{{cite web|url=http://www.fmprc.gov.cn/web/fyrbt_673021/t1474476.shtml|title=2017年6月30日外交部发言人陆慷主持例行记者会 — 中华人民共和国外交部|website=www.fmprc.gov.cn}}</ref><ref name="T">{{cite news|url=https://www.telegraph.co.uk/news/2017/06/30/china-says-legally-binding-hong-kong-handover-treaty-britain/|title=China says legally binding Hong Kong handover treaty with Britain has 'no practical significance'|work=The Daily Telegraph|date=30 June 2017 }}</ref><ref>{{cite web|url=https://www.reuters.com/article/us-hongkong-anniversary-china-idUSKBN19L1J1|title=China says Sino-British Joint Declaration on Hong Kong no longer has meaning|date=30 June 2017|publisher=|via=Reuters}}</ref><ref>{{cite web|url=http://news.rthk.hk/rthk/ch/component/k2/1339261-20170630.htm|title=外交部指中英聯合聲明是歷史文件 不再具任何現實意義 - RTHK|publisher=}}</ref><ref name="G">{{cite news|url=https://www.theguardian.com/world/2017/jun/30/china-attacks-boris-johnson-ncorrect-views-hong-kong|title=China attacks Boris Johnson over 'incorrect' views on Hong Kong|first=Tom|last=Phillips|date=30 June 2017|work=The Guardian}}</ref> Phản hồi lại, Bộ ngoại giao Anh nói rằng: "Nó là một hiệp ước có tính ràng buộc pháp lý, được đăng ký với Liên Hiệp Quốc và tiếp tục còn hiệu lực. Là một bên ký kết, chính phủ Anh cam kết giám sát việc thực hiện nó một cách cặn kẽ." Johnson cũng nhắc lại cam kết của Anh đối với Hồng Kông đã được ghi rõ trong "hiệp ước" và "vẫn mạnh vào hôm nay" như vào 20 năm trước.<ref name="T"/><ref name="G"/>
 
==Tham khảo==
{{tham khảo}}{{Sơ khai chính trị}}
 
{{Wikisource}}