Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Giáo dục Việt Nam Cộng hòa”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
khẳng định này không có nguồn
n replaced: . → . (2), ; → ;, Nxb → Nhà xuất bản, Cộng Sản → Cộng sản (2), Phát Triển → Phát triển, Nghiên Cứu → Nghiên cứu using AWB
Dòng 3:
'''Giáo dục Việt Nam Cộng hòa''' là nền giáo dục tại miền Nam dưới chính phủ [[Việt Nam Cộng hòa]] từ 1955 tới 1975.
 
Hệ thống giáo dục Việt Nam Cộng hòa gồm tiểu học, trung học và đại học, cùng với một mạng lưới các cơ sở giáo dục công lập, dân lập và tư thục ở cả ba bậc học và hệ thống tổ chức quản trị từ trung ương tới địa phương. [[Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa 1967|Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa]] quy định về việc cố gắng xây dựng nền giáo dục cơ bản mang tính bắt buộc và miễn phí, các trường đại học tự trị, và những người có khả năng mà không có phương tiện sẽ được nâng đỡ để theo đuổi học vấn.<ref name="hienphap1967">{{chú thích web|url=http://vi.wikisource.org/wiki/Hiến_pháp_Việt_Nam_Cộng_hòa_1967|title=Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa 1967|quote=Điều 26, [[Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa 1956|Hiến pháp]] năm 1956: "Quốc gia cố gắng cho mọi người dân một nền giáo dục cơ bản có tính cách bắt buộc và miễn phí. Mọi người dân có quyền theo đuổi học vấn. Những người có khả năng mà không có phương tiện riêng sẽ được nâng đỡ để theo đuổi học vấn. Quốc gia thừa nhận phụ huynh có quyền chọn trường cho con em, các đoàn thể và tư nhân có quyền mở trường theo điều kiện luật định. Quốc gia có thể công nhận các trường tư thục đại học và cao đẳng chuyên nghiệp hội đủ điều kiện luật định. Văn bằng do những trường ấy cấp phát có thể được Quốc gia thừa nhận." Điều 10, [[Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa 1967|Hiến pháp]] năm 1967: "1- Quốc gia công nhận quyền tự do giáo dục. 2- Nền giáo dục cơ bản có tính cách cưỡng bách và miễn phí. 3- Nền giáo dục đại học được tự trị. 4- Những người có khả năng mà không có phương tiện sẽ được nâng đỡ để theo đuổi học vấn. 5- Quốc gia khuyến khích và nâng đỡ các công dân trong việc nghiên cứu và sáng tác về khoa học, văn học và nghệ thuật." Điều 11 phát biểu: "1- Văn hóa giáo dục phải được đặt vào hàng quốc sách trên căn bản dân tộc, khoa học và nhân bản. 2- Một ngân sách thích đáng phải được dành cho việc phát triển văn hóa giáo dục."}}</ref> Tuy nhiên, do ngân sách giáo dục eo hẹp, hệ thống trường học thiếu thốn và không có chính sách khuyến học hiệu quả nên có nhiều trẻ em nghèo vẫn không thể đến trường. Tới năm 1974 tỷ lệ người dân biết đọc và viết của Việt Nam Cộng hòa ước tính vào khoảng 70% dân số, tức là trong 20 năm tồn tại, Việt Nam Cộng hòa vẫn chưa thanh toán xong nạn [[mù chữ]]<ref name="NTL6-72"/> (trong khi đó, chính phủ [[Việt Nam Dân chủ Cộng hòa]] đã thanh toán xong nạn mù chữ ở đồng bằng và trung du miền Bắc ngay từ năm 1958<ref name=tuyen />) Sau năm 1975, chế độ Việt Nam Cộng hòa sụp đổ, trước tình trạng nhiều người dân miền Nam vẫn bị mù chữ, chính phủ Việt Nam đã thực hiện chính sách [[Bình dân học vụ]] và đến cuối tháng 2 năm 1978, toàn bộ 21 tỉnh thành ở miền Nam đã cơ bản thanh toán xong nạn mù chữ<ref name=tuyen>[http://tuyengiao.vn/tuyen-truyen/bac-ton-voi-cong-tac-xoa-nan-mu-chu-va-bo-tuc-van-hoa-478 Bác Tôn với công tác xoá nạn mù chữ và bổ túc văn hoá], Tạp chí Tuyên giáo, 1/8/2008</ref><ref>[https://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/giao-duc-viet-nam-sau-70-nam-diet-giac-dot-20150908083401045.htm Giáo dục Việt Nam sau 70 năm “diệt giặc dốt”], Báo Dân trí, 08/09/2015</ref>.
 
Nhìn chung mô hình giáo dục ở [[miền Nam (Việt Nam)|miền Nam Việt Nam]] trong những năm 1960-1970 có khuynh hướng xa dần ảnh hưởng của nền giáo dục [[Pháp]] vốn chú trọng đào tạo một số ít phần tử trí thức và có khuynh hướng thiên về [[lý thuyết]], để chuyển sang mô hình giáo dục đại chúng và thực tiễn.
 
[[Tập tin:Saigon University.JPG|nhỏ|phải|250px|Mặt tiền tòa nhà hành chính của [[Viện Đại học Sài Gòn]], cơ sở giáo dục đại học lớn nhất [[miền Nam (Việt Nam)|miền Nam Việt Nam]] thời [[Việt Nam Cộng hòa]], hình chụp năm 1961]]
Dòng 17:
===Tỷ lệ người đi học===
[[Tập tin:Kontumpropaganda1.jpg|nhỏ|phải|200px|Áp phích tường thuật lễ khánh thành một trường tiểu học ở tỉnh [[Kontum]]]]
Theo [[Nguyễn Thanh Liêm]] (cựu Thứ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Việt Nam Cộng hòa), nền giáo dục VNCH chỉ tồn tại trong 20 năm (từ 1955 đến 1975), bị ảnh hưởng nặng nề bởi [[Chiến tranh Việt Nam|chiến tranh]] và những bất ổn chính trị thường xảy ra, phần thì ngân sách eo hẹp do phần lớn ngân sách quốc gia phải dành cho quốc phòng và nội vụ (trên 40% ngân sách quốc gia dành cho quốc phòng, khoảng 13% cho nội vụ, chỉ khoảng 7–7,5% cho giáo dục). Tuy nhiên, cơ sở trường lớp đã phát triển nhanh, đáp ứng được một phần nhu cầu gia tăng nhanh chóng của người dân, đào tạo được một nhóm trí thức có khả năng chuyên môn để xây dựng quốc gia và tạo được sự nghiệp ở các quốc gia phát triển. Kết quả này là nhờ các nhà giáo có ý thức rõ ràng về sứ mạng, trách nhiệm và dành nhiều tâm huyết đóng góp cho nghề nghiệp, cũng như nhiều bậc phụ huynh đã đóng góp tài chính cho việc xây dựng cơ sở vật chất, cùng những ý tưởng, sáng kiến, và nỗ lực mang lại sự tiến bộ cho nền giáo dục.<ref name="NTL6-71" /> Tuy nhiên, giáo dục VNCH vẫn tồn tại nhiều khuyết điểm, tiêu biểu là mang lưới trường học bị thiếu hụt và mất cân đối, mức độ phổ cập giáo dục khá thấp, số trường trung học và đại học quá ít so với dân số, tỷ lệ trẻ em thất học cao, tỷ lệ người [[mù chữ]] vẫn còn khá lớn (xem số liệu ở dưới).
 
Năm học 1973–1974, Việt Nam Cộng hòa có 20% dân số là học sinh và sinh viên đang đi học trong các cơ sở giáo dục. Con số này bao gồm 3.101.560 học sinh tiểu học, 1.091.779 học sinh trung học, và 101.454 sinh viên đại học<ref name="NTL6-72">Nguyễn Thanh Liêm (2006), tr. 6–7.</ref> Đến năm 1975, tổng số sinh viên trong các [[viện đại học]] ở miền Nam là khoảng 150.000 người (không tính các sinh viên theo học ở [[Học viện Quốc gia Hành chánh]] và ở các trường đại học cộng đồng), chiếm 0,75% dân số.<ref>Nguyen Van Canh, tr. 156</ref>
Dòng 25:
*Đến cuối năm lớp 11, học sinh phải thi Tú tài I, cuối năm lớp 12 phải thi Tú tài II. Nói chung Tú tài I tỷ lệ đậu chỉ khoảng 15–30% và Tú tài II khoảng 30–45%.<ref>[http://www.ninh-hoa.com/bk-ThuyNguyen_GiaoDucvaThiCu-7.htm "Giáo dục và thi cử... phần 7"]</ref> Nam giới thi hỏng Tú tài I phải trình diện nhập ngũ quân đội<ref name="Những con đường dẫn vào tương lai...">[http://www.trinhhoaiduc.netfirms.com/10quecutruongxua.html Quê cũ trường xưa"]</ref> và đi [[quân dịch]] hai năm<ref name="nguoi-viet.com">[http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=88350&z=16 "Những con đường dẫn vào tương lai..."]</ref> hoặc vào trường hạ sĩ quan Đồng Đế ở [[Nha Trang]].
 
Do số thí sinh bị đánh trượt cao, học sinh thời Việt Nam Cộng hòa phải chịu áp lực rất lớn về [[thi cử]] nên phải học tập rất vất vả<ref name="khoavan"/>, và chỉ khoảng 24% tổng số thiếu niên ở lứa tuổi từ 12 đến 18 là được đi học<ref name="Viet-Nam 1970"/><ref name="Nguyen Ngoc Bich et al., tr. 43"/>. Nội san AĐS cho biết: ''“Cứ 100 em vào lớp đầu của bậc tiểu học thì chỉ có 3 em được học trung học đệ nhị cấp, còn 97 em bị hất ra ngoài nền giáo dục đại chúng của ông Thiệu, và trong tiểu học có 51% học sinh không được học lên lớp 4”''<ref name="ReferenceA">Theo Thanh Nam; Sđd; tr. 98 - 99</ref> Tới năm 1974, tỷ lệ người dân biết đọc và viết của Việt Nam Cộng hòa ước tính vào khoảng 70% dân số<ref name="NTL6-72"/>, 30% còn lại vẫn [[mù chữ]].
 
Sau năm 1975, Việt Nam Cộng hòa sụp đổ trong khi vẫn chưa giải quyết được tình trạng mù chữ, ít học trong một bộ phận không nhỏ người dân miền Nam. Trong Chỉ thị 221 CT/TW ''"Về công tác giáo dục ở miền Nam sau ngày hoàn toàn giải phóng"'', ngày 17-6-1975, Ban Bí thư Trung ương Đảng nhấn mạnh ''“Trước mắt, phải coi đây (nhiệm vụ xoá nạn mù chữ và bổ túc văn hoá) là một nhiệm vụ cấp thiết số một .... Trước hết, phải xoá ngay nạn mù chữ trong cán bộ và thanh niên và tiếp tục bổ túc văn hoá cho họ, đồng thời phát động phong trào sôi nổi trong quần chúng nhằm mau chóng xoá nạn mù chữ trong nhân dân lao động, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ này trong hai năm”''. Tháng 9-1976, trong thư gửi giáo viên và học sinh cả nước nhân dịp khai giảng năm học mới, Chủ tịch nước [[Tôn Đức Thắng]] lưu ý ''“Riêng đối với miền Nam, cần tập trung sức nhanh chóng xoá xong nạn mù chữ và đẩy mạnh công tác bổ túc văn hoá cho cán bộ và thanh niên công nông...”''. Phong trào [[bình dân học vụ]] nhằm giải quyết tình trạng người dân mù chữ trong chế độ cũ được thực hiện. Cuối tháng 2-1978, tất cả 21 tỉnh và thành phố ở miền Nam đã cơ bản hoàn thành kế hoạch xoá nạn mù chữ<ref name=tuyen />
 
== Triết lý giáo dục ==
Dòng 39:
Tuy nhiên, suốt đến khi chấm dứt tồn tại, chính phủ Việt Nam Cộng hòa vẫn chưa có văn bản cụ thể hóa cách hiểu ba nguyên tắc này là như thế nào. Vì vậy, những lý thuyết ''"nhân bản, dân tộc, khai phóng"'' tuy nghe thì lý tưởng nhưng khi áp dụng vào thực tế thì bị lúng túng, vá víu. Do không có văn bản quy định chi tiết nên ở mỗi địa phương, mỗi nhà giáo lại hiểu 3 nguyên tắc đó theo hướng khác hẳn nhau, việc đặt ra triết lý giáo dục bị xem là không có tính khả thi.<ref name=khoavan />
 
Tác giả Nguyễn Tử Lộc là một giáo viên ở miền Nam thời kỳ đó, năm 1966 đã nhận xét: 3 triết lý nêu trên nghe thì rất quý báu, cao cả, nhưng chúng vẫn chỉ là khẩu hiệu ở trên giấy, còn số liệu thực tế lại khác hẳn: một nửa số trẻ em không được đi học tiểu học, 50% dân chúng vẫn còn [[mù chữ]], nhiều trường tư chỉ dành cho con em nhà giàu, tổng số học sinh, sinh viên ngành kỹ thuật chỉ là 0,5% tổng số học sinh, sinh viên; sự mê tín dị đoan thì vẫn còn ngự trị trong khắp miền thôn quê chiếm 80% dân số. Khi tình trạng đó chưa được cải thiện, thì ''"nhân bản, dân tộc, khai phóng"'' cũng chỉ là khẩu hiệu suông và không có ý nghĩa gì trong thực tế<ref name="ReferenceB">Nguyễn Tử Lộc; Thực chất giáo dục miền Nam Việt Nam; Tạp chí Văn học; số 69/ 1966; tr. 4.</ref>
 
== Mục tiêu giáo dục ==
Dòng 302:
== Tài liệu và dụng cụ giáo khoa ==
[[Tập tin:ThuykieuTruyen2.jpg|phải|nhỏ|150px|[[Truyện Kiều]] bản [[chữ Nôm]] của Chiêm Vân Thị do Bộ Giáo dục xuất bản năm 1967]]
Thời gian đầu, giáo dục tiểu học Việt Nam Cộng hòa tiếp tục sử dụng bộ sách giáo khoa [[Việt Nam Tiểu học Tùng thư]] do Nha Học chính Đông Pháp soạn thảo trong giai đoạn 1920-1930. Các trường học còn sử dụng loại sách ''Tập Đọc Vui'' được soạn thảo và phát hành song song với sách giáo khoa.<ref name="lenguyen2">[http://www.vanhoanghean.com.vn/van-hoa-va-doi-song27/van-hoa-hoc-duong40/viec-hoc-va-thi-o-mien-nam-1954-1963 Việc học và thi ở miền Nam (1954 - 1963) (kỳ 1)], Lê Nguyễn, Tạp chí Văn hóa Nghệ An</ref> Năm 1958, chính phủ [[Đệ Nhất Cộng hòa Việt Nam|Đệ Nhất Cộng hòa]] cho lập Ban Tu thư thuộc Bộ Quốc gia Giáo dục để soạn, dịch, và in sách giáo khoa cho hệ thống giáo dục toàn quốc. Tính đến năm 1962, Bộ Quốc gia Giáo dục đã ấn hành xong 39 đầu sách tiểu học, 83 sách trung học, và 9 sách đại học.<ref>Masur, Matthew, tr. 57.</ref> Các giáo chức và họa sĩ làm việc trong Ban Tu thư đã soạn thảo trọn bộ sách cho bậc tiểu học. Bộ sách này được đánh giá cao cả về nội dung lẫn hình thức. Có nhiều sách đã được viết, dịch, và phát hành để học sinh và sinh viên có tài liệu tham khảo. Phần lớn sách giáo khoa và trang thiết bị dụng cụ học tập do Trung tâm Học liệu của Bộ Giáo dục sản xuất và cung cấp với sự giúp đỡ của một số cơ quan nước ngoài. Trung tâm này còn hợp tác với [[Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc|UNESCO]] để viết và dịch sách dành cho thiếu nhi để giúp các em hiểu biết về các nền văn hóa khác nhau và tạo sự đoàn kết giữa các nhi đồng trên thế giới. Bộ Giáo dục cũng dành riêng ngân quỹ để in sách giáo khoa bậc tiểu học cho gần 30 [[dân tộc Việt Nam|sắc tộc thiểu số]] khác nhau ở Việt Nam. Hầu hết sách giáo khoa các bậc học Tiểu học, Trung học và Đại học đều theo khuynh hướng phi chính trị hóa, chú trọng chủ yếu đến việc giáo dục con người. Người viết sách giáo khoa không bị một áp lực nào hay phải tuân theo một sự chỉ đạo nào.<ref name="lenguyen2"/>
 
Ở bậc Trung học, không có một bộ sách giáo khoa nào do cơ quan giáo dục chính thống biên soạn và phát hành để thầy và trò dạy và học theo. Giáo viên tự chọn sách giáo khoa để dạy cho phù hợp với hoàn cảnh và quan điểm giáo dục của mình miễn sao tôn trọng đúng nội dung chương trình giáo dục do Bộ Quốc gia Giáo dục soạn thảo, giúp học sinh đạt được kết quả tốt trong các kỳ thi. Trên thị trường cũng xuất hiện rất nhiều loại sách giáo khoa do các nhà giáo biên soạn. Sự chọn lọc, đào thải của thị trường sách giáo khoa giúp các giáo chức, học sinh tìm được những sách đứng đắn, có chất lượng để dạy và học. Ở bậc Đại học, với chủ trương một nền đại học tự trị, chính quyền Việt Nam Cộng hòa dành cho các viện Đại học quyền hạn rộng rãi trong việc sắp xếp chương trình giảng dạy, bố trí một đội ngũ giáo sư đại học phù hợp. Thông thường sách giáo khoa ở bậc học này do chính giáo sư các bộ môn soạn thảo và giảng dạy.<ref name="lenguyen2"/>
Dòng 377:
*Nguyễn Thành Giung: sinh năm 1894 tại [[Sa Đéc]]; tiến sĩ vạn vật học (Viện Đại học Khoa học Marseille); Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục 1952–1953 thời Quốc gia Việt Nam, kiêm Phó Viện trưởng [[Viện Đại học Hà Nội]].<ref>[http://dongthap.gov.vn/wps/wcm/connect/Web%20Content/dongthap/timhieudongthap/nhanvatlichsu/sitanhanvatlichsu_g/20100110+nguyen+thanh+giung Nhân vật lịch sử con người Đồng Tháp, Nguyễn Thành Giung]</ref>
*[[Trần Hữu Thế]]: sinh năm 1922 tại [[Mỹ Tho]], mất năm 1995 tại Pháp; tiến sĩ khoa học (1952), từng dạy học ở Lyon (Pháp) và làm giáo sư ở Trường Đại học Khoa học thuộc [[Viện Đại học Sài Gòn]]; từ 1958 đến 1960 làm Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục; từng làm Đại sứ của Việt Nam Cộng hòa tại [[Philippines]]. Dưới thời Bộ trưởng Trần Hữu Thế, số lượng học sinh, sinh viên gia tăng nhanh chóng, và nhiều cải tiến trong giáo dục đã được thực hiện. Cùng thời kỳ này, Đại hội Giáo dục Quốc gia (lần I) được tổ chức ở Sài Gòn vào năm 1958 chính thức hóa ba nguyên tắc nhân bản, dân tộc, và khai phóng làm nền tảng cho triết lý giáo dục Việt Nam Cộng hòa.
*[[Nguyễn Văn Trường]]: sinh năm 1930 tại [[Vĩnh Long]]; giáo sư tại [[Viện Đại học Huế]]; hai lần đảm trách chức vụ Tổng trưởng Giáo dục thời kỳ chuyển tiếp giữa [[Đệ Nhất Cộng hòa Việt Nam|Đệ Nhất ]] và [[Đệ Nhị Cộng hòa Việt Nam|Đệ Nhị Cộng hòa]]. Ông là người tích cực vận động và đóng góp vào sự ra đời của [[Viện Đại học Cần Thơ]] vào năm 1966.
*[[Trần Ngọc Ninh]]: sinh năm 1923 tại Hà Nội; bác sĩ giải phẫu và giáo sư [[Trường Đại học Y khoa Sài Gòn]], giáo sư Văn minh Đại cương và Văn hóa Việt Nam tại [[Viện Đại học Vạn Hạnh]]; Phó Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Giáo dục thời kỳ chuyển tiếp giữa [[Đệ Nhất Cộng hòa Việt Nam|Đệ Nhất ]] và [[Đệ Nhị Cộng hòa Việt Nam|Đệ Nhị Cộng hòa]].<ref>{{chú thích web|url=http://www.viethoc.org/index.php?module=pagemaster&PAGE_user_op=view_page&PAGE_id=69 |title=Viện Việt-Học|accessdate=ngày 5 tháng 1 năm 2010}}</ref>
*Lê Minh Trí: bác sĩ y khoa tai-mũi-họng, giáo sư Trường Đại học Y khoa Sài Gòn,<ref>[http://thoibao-online.com/index.php?option=com_content&view=article&id=2341:y-khoa-i-hc-saigon-nhin-li-60-nm-lch-s&catid=28:khoa-hc&Itemid=69 "Y khoa Đại học Saigon: Nhìn lại 60 năm lịch sử" theo ''Thời báo Onlinée'']</ref> làm Tổng trưởng Quốc gia Giáo dục (1968–1969) bị ám sát bằng [[lựu đạn]] năm 1969.<ref>{{chú thích web|url=http://www.time.com/time/magazine/article/0,9171,838867,00.html#ixzz0vQpUV1TW|title=South Viet Nam: The Price of Honesty|work=[[Time (tạp chí)|Time]]|date=17 tháng 6 năm 1969|subscription=yes}}</ref>
*Nguyễn Lưu Viên: sinh năm 1919; bác sĩ, từng làm việc tại Trường Đại học Y khoa Sài Gòn, [[Bệnh viện Chợ Rẫy]], và [[Viện Pasteur Sài Gòn]]; từ 1969 đến 1971 làm Phó Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Giáo dục rồi Phó thủ tướng kiêm Trưởng Phái đoàn Việt Nam Cộng hòa ở Hội nghị La Celle Saint Cloud trong chính phủ [[Trần Thiện Khiêm]].
Dòng 419:
Sinh viên học sinh Việt Nam Cộng hòa phải chịu áp lực rất lớn về [[thi cử]] (do tỷ lệ xét đậu khá thấp). Một tỷ lệ khá lớn (40%) bị trượt thi tuyển lớp Đệ thất trường công, rồi lại phải chịu áp lực nặng nề trong các kỳ thi Trung học Đệ nhất cấp, Tú tài I (mỗi kỳ chỉ xét đậu khoảng 15–30%). Học sinh sinh viên phải học rất vất vả vì lo thi rớt, nếu đậu lại lo ra trường bị thất nghiệp.<ref name=khoavan />
Hệ thống trường học của Việt Nam Cộng hòa rất mất cân đối về cơ cấu và thiếu hụt về số lượng, chỉ có những vùng đô thị, các loại trường trung học mới phát triển. Đến năm học 1970 - 1971, riêng vùng Sài Gòn - Gia Định đã chiếm 13% trường tiểu học) và 24 % (trường trung học), sự mất cân đối này cho thấy khẩu hiệu ''“giáo dục đại chúng”, “giáo dục cho mọi người”'' là không thể thực hiện được. Cố vấn Mỹ [[Donald M. Knox]], Trưởng phái đoàn cố vấn Mỹ tại miền Nam Việt Nam đã nhận xét: toàn miền Nam có khoảng 2,6 triệu các em tuổi từ 12 - 18 nhưng chỉ có 60 vạn em có chỗ học trong các trường trung học. Nội san AĐS cho biết: ''“Cứ 100 em vào lớp đầu của bậc tiểu học thì chỉ có 3 em được học trung học đệ nhị cấp, còn 97 em bị hất ra ngoài nền giáo dục đại chúng của ông Thiệu, và trong tiểu học có 51% học sinh không được học lên lớp 4”''<ref>Theo Thanh Nam; Sđd; tr. 98 - 99<name="ReferenceA"/ref>
Hoàn cảnh kinh tế, đời sống của giáo viên bị sa sút khiến nhiều người đã bỏ nghề hoặc phải tìm việc làm thêm để nuôi sống gia đình. Đã vậy, lại không có Luật Giáo dục hoặc Quy chế Giáo chức để đảm bảo quyền lợi của giáo viên, nên họ chịu nhiều hậu quả như: sự bất bình đẳng trong hàng ngũ giáo chức; trường tư thục bị biến thành cơ sở thương mại và giáo chức tư thục bị chủ trường bóc lột; giáo chức tiểu học bị nhiều thiệt thòi; giáo chức bị hiệu trưởng và người ngoài hiếp đáp (phê điểm, hành hung…) và rất nhiều hậu quả khác"''<ref name=khoavan />
Dòng 455:
Từ ngày 7 đến ngày 28 tháng 6 năm 1975 (tức là sáu tuần sau [[sự kiện 30 tháng 4 năm 1975|sự kiện ngày 30 tháng 4]]), Arthur W. Galston, giáo sư sinh học ở [[Đại học Yale|Viện Đại học Yale]], viếng thăm miền Bắc Việt Nam (lúc đó vẫn là [[Việt Nam Dân chủ Cộng hòa]]). Theo tường trình của Galston cho tạp chí ''Science'' số ra ngày 29 tháng 8 năm 1975 thì một trong những chủ đề khiến các nhà lãnh đạo miền Bắc bận tâm vào lúc đó là vấn đề thống nhất với miền Nam. Theo tạp chí ''Science'' thì "''Việc thống nhất trong lĩnh vực khoa học và giáo dục có lẽ sẽ có nhiều khó khăn vì hai miền đã phát triển theo hai chiều hướng khác nhau trong nhiều thập niên. Nhưng dù cho có nhiều khó khăn, Galston nhận thấy các nhà lãnh đạo miền Bắc công khai bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với nhiều đặc điểm của nền khoa học và giáo dục ở miền Nam; họ dự định kết hợp những đặc điểm này vào miền Bắc khi quá trình thống nhất đang được thảo luận sôi nổi vào lúc đó thực sự diễn ra.''" Theo Galston, các nhà lãnh đạo miền Bắc, cụ thể được nhắc đến trong bài là [[Nguyễn Văn Hiệu]] (Viện trưởng Viện Khoa học Việt Nam) và [[Phạm Văn Đồng]] (Thủ tướng [[Việt Nam Dân chủ Cộng hòa]]), đặc biệt quan tâm đến hệ thống giáo dục nhấn mạnh đến các ngành kỹ thuật và điện tử cùng hệ thống các trường đại học cộng đồng hệ hai năm đã được thiết lập ở miền Nam.<ref>{{chú thích tạp chí |last=Deborah Shapley |first= |authorlink= |date=1975-8 |title=Science in Vietnam: The Postwar North Seeks American Assistance |journal=Science |volume=189 |issue=4204 |pages=705-707 |id= |doi=10.1126/science.189.4204.705 |url=http://www.sciencemag.org/cgi/content/citation/189/4204/705 |accessdate=ngày 5 tháng 1 năm 2010 |quote=[Nguyên văn [[tiếng Anh]] đoạn trích dẫn]: In science and education, unification will probably be patchy at best, since the two countries have developed along different lines for decades. But despite a host of difficulties Galston found the leaders in the North to be openly admiring of many features of science and education in the South; they planned to incorporate them in the North when the much-discussed (but still not formalized) unification takes place.}}</ref>
 
Nhà nghiên cứu [[Trần Văn Chánh]] thì cho rằng: ''"Việt Nam Cộng hòa chết yểu, chỉ sống 20 năm (1955-1975), nên lý thuyết/dự tính/kế hoạch giáo dục cao siêu thì nhiều nhưng sự thể hiện trên thực tế lại chưa được trọn vẹn, vẫn còn bị nhiều bậc thức giả đương thời chỉ trích nặng nề. Có những kế hoạch được soạn thảo nhưng vẫn chỉ nằm trên giấy, chưa có thời gian, điều kiện thực hiện, hoặc chỉ thực hiện được một phần nhỏ. Vài kế hoạch đôi khi chỉ phản ảnh sáng kiến của một vài cá nhân hay tập thể, giai đoạn đầu vẫn còn lúng túng chưa có một chính sách giáo dục rõ rệt và nhất quán từ trên xuống, sự phát triển có lúc còn thiếu định hướng, lộn xộn và chắp vá."''<ref>[http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/home/index.php?option=com_content&view=article&id=5227%3Agiao-dc-min-nam-vit-nam-1954-1975-tren-con-ng-xay-dng-va-phat-trin&catid=115%3Agiao-dc&Itemid=189&lang=vi Giáo dục miền Nam Việt Nam 1954-1975 trên con đường xây dựng và phát triển], Trần Văn Chánh, Tạp chí Nghiên Cứucứu & Phát Triểntriển, số 7-8 (114-115).2014</ref>
 
Nhà nghiên cứu [[Võ Quang Phúc]] thì cho rằng nên giáo dục Việt Nam Cộng hòa tuy tự coi mình là "phi chính trị", nhưng thực chất vẫn phục vụ theo phương châm ''"lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt đánh người Việt"'' của Mỹ<ref>Võ Quang Phúc: Âm mưu áp đặt chủ nghĩa thực dân mới của đế quốc Mỹ vào nền giáo dục phổ thông ở miền Nam Việt Nam trong Văn hóa văn nghệ miền Nam dưới chế độ Mỹ - ngụy; tập II; NxbNhà xuất bản. Văn hóa; Hà Nội; 1979; tr. 146 - 147</ref> Chỉ có những vùng đô thị, các loại trường trung học mới phát triển. Đến năm học 1970 - 1971, riêng vùng Sài Gòn - Gia Định đã chiếm 13% trường tiểu học) và 24 % (trường trung học), sự mất cân đối này cho thấy khẩu hiệu ''“giáo dục đại chúng”, “giáo dục cho mọi người”'' của chính quyền Sài Gòn chỉ là giả tạo. Chính cố vấn Mỹ [[Donald M. Knox]], Trưởng phái đoàn cố vấn Mỹ tại miền Nam Việt Nam đã nhận xét: toàn miền Nam có khoảng 2,6 triệu trẻ em tuổi từ 12 - 18 nhưng chỉ có 60 vạn trẻ em có chỗ học trong các trường trung học. Nội san AĐS cho biết: ''“Cứ 100 em vào lớp đầu của bậc tiểu học thì chỉ có 3 em được học trung học đệ nhị cấp, còn 97 em bị hất ra ngoài nền giáo dục đại chúng của ông Thiệu, và trong tiểu học có 51% học sinh không được học lên lớp 4”''<ref>Theo Thanh Nam; Sđd; tr. 98 - 99<name="ReferenceA"/ref> Tác giả Nguyễn Tử Lộc là một giáo viên ở miền Nam thời kỳ đó nhận xét<ref>Nguyễn Tử Lộc; Thực chất giáo dục miền Nam Việt Nam ; Tạp chí Văn học; số 69name="ReferenceB"/ 1966; tr. 4.</ref>:
:''“Giáo dục Việt Nam Cộng hòa vẫn ca tụng những lý tưởng nhân bản, dân tộc, khoa học, khai phóng: Còn gì quý báu, cao cả hơn. Nhưng nhân bản ở chỗ nào khi một nửa số trẻ em trai gái không được đi học tiểu học; khi 50% dân chúng còn [[mù chữ]]? Nhân bản chỗ nào khi nó chỉ nhằm phục vụ cho một thiểu số trưởng giả ở thành thị; khi đại đa số nhân dân nông thôn và thành thị nghèo hèn bị lãng quên và khinh bỉ? Dân tộc ở chỗ nào khi chính tiếng quốc ngữ bị các nhà đại trí thức khinh bỉ, chà đạp; khi giai cấp thượng lưu của xã hội cho con cái đi học trường Tây, trường Mỹ...? Khoa học ở chỗ nào khi có cái học từ chương, buôn bằng bán chữ; khi tổng số học sinh, sinh viên kỹ thuật chỉ là 0,5% tổng số học sinh, sinh viên; khi sự mê tín dị đoan còn ngự trị trong khắp miền thôn quê 80% dân số? Khai phóng ở đâu khi chung quanh toàn những cảnh ngông cuồng, ăn cướp, ăn cắp... đưa lên làm mẫu mực; ...khi những bộ mặt to lớn chường ra đầy dơ bẩn và độc hại? Khi xã hội dành cho đại đa số thế hệ đang lên số phận bi đát của bần cùng, nhục nhã, lầm than, tuyệt vọng?"''
 
==Các vấn đề khác==
===Ảnh hưởng của chính trị và tôn giáo===
Điều 7 [[Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa 1956]] quy định ''"Những hành vi có mục đích phổ biến hoặc thực hiện một cách trực tiếp hay gián tiếp chủ nghĩa cộng sản dưới mọi hình thái đều trái với các nguyên tắc ghi trong Hiến pháp"''. Điều 4 [[Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa 1967]] (Chương I - Điều khoản căn bản) tiếp tục quy định rằng ''"Việt Nam Cộng Hòa chống lại chủ nghĩa Cộng Sảnsản dưới mọi hình thức. Mọi hành vi nhằm mục đích tuyên truyền hay thực hiện chủ nghĩa Cộng Sảnsản đều bị cấm chỉ"''. Do đó, các nội dung giáo dục của Việt Nam Cộng hòa cũng phải tuân theo các quy định này.
 
Do chính sách chống Cộng của Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa, những nội dung liên quan đến [[chủ nghĩa xã hội]], việc [[Việt Nam Dân chủ Cộng hòa]] lãnh đạo [[Chiến tranh Đông Dương|chiến tranh chống Pháp]] và việc Việt Nam Cộng hòa hợp tác với Pháp thì vẫn bị cấm giảng dạy, hoặc phải dạy sai sự thật. Sách giáo khoa lịch sử của Việt Nam Cộng hòa không viết gì về sự ra đời của [[Quốc gia Việt Nam]] (chính là tiền thân của Việt Nam Cộng Hòa) và sự cộng tác của họ với quân Pháp trong suốt giai đoạn 1949–1954 (chỉ ghi chung chung là ''"Pháp rước Bảo Đại về lập Chính phủ, mong lôi kéo người Quốc gia"''). Sách có nhắc tới [[Cách mạng Tháng Tám]] và [[Trận Điện Biên Phủ|Chiến thắng Điện Biên Phủ]], nhưng không nói về việc [[Việt Nam Dân chủ Cộng hòa]] đã lãnh đạo nhân dân làm nên hai sự kiện đó (chỉ ghi mơ hồ là ''"dân chúng kéo nhau giành chính quyền"'', ''"người Việt yêu nước trường kỳ kháng chiến và thắng lợi"''). Thay vào đó, sách mô tả ngược lại, rằng [[Việt Nam Dân chủ Cộng hòa]] đã ''"2 lần cấu kết với Pháp phản bội dân tộc"''<ref>Sách giáo khoa Lịch sử lớp 4 của Việt Nam Cộng hòa. Bài 48, Từ Cách mạng Tháng Tám 1945 tới Cách mạng ngày 1/1/1963. Trang 185–186</ref>