Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đề Kiều”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 12:
 
Trước tình thế Pháp tấn công ồ ạt cùng vũ khí hiện đại, biết không thể giữ được thành [[Hưng Hóa]], ông khuyên chủ tướng rời thành rút ra ngoài xây dựng lực lượng lớn mạnh để kháng chiến lâu dài. Ông đã dẫn quân về xây dựng căn cứ Rừng già, nơi ông sinh ra và lớn lên. Đây vừa là nơi che chắn cho đại bản doanh cho phong trào vừa là hậu phương cung cấp người và của cho kháng chiến. Nhân dân tham gia lực lượng rất đông.
 
[[Thực dân Pháp]] tiếp tục công cuộc bình định, chúng xây đồn Ngọc Lập ([[Yên Lập]]) rồi tiến đánh căn cứ Tiên Động và căn cứ Rừng già. Nghĩa quân chống trả quyết liệt khiến Pháp phải rút lui. Để ngăn cách nghĩa quân ở Thanh Mai với nghĩa quân ở Rừng già, Pháp xây dựng đồn Phong Vực, tiếp đó chúng đánh Thanh Mai giải tán nghĩa quân của [[Bố Giáp]]. Cùng khi ấy, Đề Kiều cho quân đánh tan đồn Phong Vực giải thoát cho dân.
 
Dưới sự chỉ huy tài tình của Đề Kiều, nghĩa quân đã có nhiều trận đánh lớn. Năm [[1886]], nghĩa quân phục kích tại đèo Gồ, [[Vân Hồi]] bắn trọng thương tên quan tư Gôbanh, giết nhiều lính, buộc chúng phải rút về căn cứ. Ông cũng chỉ huy [[trận Đèo Ách]], trận phục kích ở Trịnh Tường gây cho quân Pháp nhiều tổn thất cũng như trận chống càn khi Pháp đánh úp vào đại bản doanh ở Nghĩa Lộ năm [[1887]] và [[trận Đèo Ách lần hai]] năm [[1888]].
 
Năm [[1887]], Hiệp đốc Quân vụ [[Nguyễn Văn Giáp]] qua đời, Đề Kiều được phong Chánh Đề đốc thay Phó tướng Nguyễn Văn Giáp chỉ huy căn cứ Thượng Bằng La. Trong hai năm [[1888]] và [[1889]], nhân dân các dân tộc thiểu số thuộc các tổng Đại Lịch, Sơn A, Thạch Lương, Phú Nham nô nức ủng hộ nghĩa quân. Những chiến công lớn tại Thương Bằng La ở Đồng Bồ, đèo Cao Phạ, Giốc Đỏ, Ba Khe... đều có sự góp mặt của ông.
 
Ngày [[5 tháng 1]] năm [[1890]], [[Nguyễn Quang Bích]] tạ thế; trước khi mất, ông đã trao quyền chỉ huy nghĩa quân cho Đề Kiều. Ông liền rút quân từ Thượng Bằng La về xây dựng, củng cố lại căn cứ Rừng già. Lúc này, nghĩa quân của Nguyễn Quang Bích chỉ còn ông và [[Đốc Ngữ]] - một tướng tài khác của Nguyễn Quang Bích.
 
Năm [[1890]], ông đánh đồn Phong Vực lần hai giết tên quan Đồn trưởng cùng nhiều lính, thu nhiều vũ khí. Rồi ông tiến đánh đồn Ngọc Lập.
 
Tháng 3 - [[1891]], Pháp điên cuồng tấn công vào Sơn Hùng, Thục Luyện nhằm cô lập ông và Đốc Ngữ, nhưng chẳng làm gì nổi nghĩa quân.
 
Năm [[1892]], Pháp tập trung lại hai cánh quân đánh vào căn cứ Rừng già. Ông bố trí phục kích và đánh thắng lớn ở trận Đồng Lốc. [[Đốc Ngữ]] do sơ hở lọt vào tay giặc và bị chúng hạ sát. Đề Kiều quyết định rời Rừng già lập trận tuyến phòng ngự ở núi Đọi Đèn. <ref>Đọi Đèn là một hòn núi cao, trên đỉnh có hồ nước trong thường gọi là ao Tiên, có nhiều hang thích hợp làm nơi ẩn nấp, dùng làm chỗ chứa lương thực, vũ khí</ref>
 
== Đầu hàng Pháp ==
Biết không thể dùng vũ lực chống lại ông, giặc Pháp và [[Lê Hoan]] đã hèn hạ bắt mẹ ông và các cụ già có con cháu tham gia nghĩa quân, dọa giết dân và đốt làng nếu ông không đầu hàng. Dân làng và các bô lão đi lại nhiều lần khuyên ông đầu thú.
 
Cuối cùng, Đề Kiều đành đầu hàng nhưng với các điều kiện sau :
 
- Phải tha cho các dân làng thuộc ba tổng, cung cấp lương thực và thuốc men để họ trở về sum họp với gia đình.
- Ông và nghĩa quân được tự do.
- Phải trả lại ba tổng cho ông cùng nhân dân quản lí.
 
== Sau này ==
Trở về làng, ông từ chối làm quan Lãnh binh mà cùng dân làm ăn, bảo vệ quyền lợi cho dân.
 
Ông đã lợi dụng mảnh đất tự do này để che chắn, giúp đỡ, cung cấp tiền, lương thực cho các nhân vật lãnh đạo kháng chiến.
 
Năm [[1903]], [[vua]] [[Thành Thái]] mời ông về [[Thăng Long]] hội kiến ba ngày. Vua cũng phong ông danh hiệu "Anh dũng tướng quân" hàm "Tam phẩm".
 
== Qua đời ==
Biết để ông sống ngày nào là chúng còn mất ăn mất ngủ ngày đó, viên Chánh sứ Robin <ref> Robin sau này trở thành Toàn quyền Đông Dương </ref> và Chánh Mật thám Gertbert đã hạ độc ông. Trước khi mất, ông đã dặn con cháu hãy "trả thù cho nước, rửa hận cho cha".
 
Khi mất, Pháp còn bắt nậy nắp quan tài để xem ông chết thật chưa.
 
== Vinh danh ==
== Con cháu ==
== Nhận xét ==
 
== Tham khảo ==