Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nho giáo Việt Nam”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 10:
Đến thế kỷ X, sau chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền, khi người Việt bước sang kỷ nguyên độc lập, tự chủ và bắt đầu xây dựng nền văn minh Đại Việt trong khuôn khổ của một nhà nước quân chủ tập quyền, thì xã hội [[Việt Nam]] lúc này mới đặt ra những yêu cầu đối với sự tồn tại và phát triển của [[Nho giáo]] ở [[Việt Nam]], đầu tiên phải kể đến là muốn xây dựng nhà nước quân chủ tập quyền thì phải truyền bá [[Nho giáo]] đến người dân, nhằm củng cố quyền lực trung ương, duy trì trật tự xã hội. Tuy nhiên, ở các triều đại quân chủ đầu tiên sau khi Việt Nam giành độc lập, Nho giáo vẫn chưa có vai trò đáng kể trong đời sống chính trị, tinh thần của xã hội Việt Nam.<ref name="vhna"/> Trước thế kỷ XI (thành lập Văn Miếu, Quốc Tử Giám) và có lẽ còn muộn hơn đến thế kỷ XIV, ảnh hưởng của Nho giáo còn mờ nhạt. Từ thời [[Nhà Hậu Lê]], Nho giáo bắt đầu có ảnh hưởng lớn tại Việt Nam. Nho giáo được du nhập vào Việt Nam khiến nhà nước được tổ chức theo tinh thần Nho giáo. Quan hệ vua tôi được chi phối bởi triết lý Nho giáo. Xã hội cũng chịu ảnh hưởng của Nho giáo như gia đình, dòng họ theo mô hình cửu tộc, tang tế theo lễ của Nho giáo, quan hệ làng xã và nhà nước, tôn ti trật tự trong xã hội, chế độ quân điền được thực hiện. Ngoài việc tế Trời, thờ cúng thần linh, thờ tổ tiên, người Việt còn thờ Khổng Tử và các bậc tiên hiền của Nho giáo. Đáng chú ý là có những tín ngưỡng có từ trước nhưng do ảnh hưởng của Nho giáo đã biến đổi như thờ Trời bằng tế Nam Giao ; tế cha mẹ tổ tiên theo thứ bậc và lễ tiết, nghi thức để tang và cúng dỗ, thần linh được sắp xếp, phá bỏ dâm từ phong sắc cho thần linh... Tín ngưỡng địa phương vẫn tồn tại dưới dạng nguyên thủy hoặc biến đổi trong sự dung hòa với các tôn giáo du nhập từ bên ngoài. Nho giáo là học thuyết rất thực tế, rất cận nhân tình. Nho giáo không bàn luận đến quỷ thần và cuộc sống sau khi chết. Tuy Nho giáo nguyên thủy có khái niệm [[Thiên mệnh]] nhưng nó không nói đến Thượng đế, không bàn luận đến các vấn đề [[siêu hình học]] cũng như không có quan niệm về ngày tận thế. Nho giáo tác động đến xã hội trong việc tổ chức nhà nước, xã hội; chỉ đạo giáo dục, khoa cử; từ đó củng cố luân lý, duy trì trật tự xã hội, làm chỗ dựa cho thể chế và tạo ra hệ thống triết học làm nền tảng cho nền học thuật. Nho giáo ảnh hưởng sâu trong tầng lớp trí thức, giúp tạo ra một tâm lý xem trọng việc học, trọng văn hoá, một tinh thần hiếu học, dầu nghèo khổ cũng đi học, cũng lo cho con cái đi học. Nho giáo giáo dục con người nhân ái, trọng nghĩa, biết tự kìm chế, giữ gìn đạo đức. Nói tóm lại Nho giáo giúp tạo ra một xã hội văn minh, trật tự, ổn định.<ref name="huou"/>
 
Tuy nhiên người Việt không tiếp thu Nho giáo đến nơi đến chốn. Về mặt học thuật không có sự phát triển của kinh học, của cái học nghĩa lý.<ref name="huou"/> Họ cũng không lĩnh hội được chiều sâu của Nho giáo. Nho giáo Việt Nam là sự giản lược hóa Nho giáo Trung hoa. Nó mang tính giáo điều, rập khuôn và thiếu sáng tạo. [[Đặng Thai Mai]] nhận xét về điều này "''Trong phạm vi học thuật, các nhà Nho nước ta chưa hề gây dựng được những tác phẩm vĩ đại, hoặc góp được công phu độc đáo vào trong tư tưởng thế giới. Vì rằng chỉ suy nghĩ bằng khuôn sáo tư tưởng văn chương nước ngoài thì làm thế nào mà sáng tác được cho văn học quốc gia. Các cụ già cụ non vẫn tán dương Khổng học, Hán học và Nho học, mà không biết gì là Nho là Khổng là Hán cả. Một nhà Nho nước ta đã phê bình: những người vì từ chương mà nổi tiếng thì gọi là danh Nho, nhưng tìm cho được người hiểu biết cái thực học Nho giáo thì không có''<ref>Địa vị văn hóa Trung Quốc trong học thuật nước ta sau này, Đặng Thai Mai, Thanh Nghị, 1945</ref>". Nho giáo cũng chỉ mới gây được ảnh hưởng trong chính quyền, trong tầng lớp sĩ phu ở một số vùng văn minh nhất. Hiện tượng này bắt nguồn từ trình độ phát triển của Việt Nam kém hơn Trung Quốc rất nhiều và khả năng học hỏi hạn chế của người Việt.<ref name="huou">[https://khoavanhoc.edu.vn/index.php/nghiencuukhoahoc/cong-trinh-khoa-hc/trit-hc-m-hc-vn-hoa-hc/391-pgs-trn-inh-hu Nho giáo với tư cách là một tôn giáo], Trần Đình Hượu, Những vấn đề tôn giáo hiện nay, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1994, trang 244 - 262</ref> Ngoài ra còn phải kể đến phương pháp giáo dục từ chương của giới Nho sĩ Việt Nam hoàn toàn trái triết lý giáo dục mà [[Khổng Tử]] đề xướng. [[Đào Duy Anh]] nói về điều này "''Phương pháp giáo dục ở ta cẩu thả thô sơ. Xong mấy quyển sách sơ học thì thày đem ngay các sách Bắc sử và Ngũ kinh Tứ thư đại toàn ra dạy. Thày nhắm mắt mà giảng chữ nào nghĩa ấy, chỉ sợ sai mất nghĩa của [[Tống Nho]]; trò cũng nhắm mắt học thuộc lòng để đến khi hành văn nhớ lại mà đặt để. Phương pháp giáo huấn vụng về chật hẹp như thế là do một nguyên nhân khác là chế độ khoa cử. Chế độ ấy cốt xô đẩy sĩ tử trong nước vào đường cử nghiệp hư văn... Học trò chỉ chăm học thuộc lòng một ít sách vở, và lo lựa lời cho khéo, gọt câu cho chỉnh, miễn là lời văn bóng bảy thì ý tứ là bã cặn của Tống Nho cũng không can gì. Cái thói trọng từ chương, ưa hư văn đã thành thiên tính của dân tộc ta. Với cách giáo dục ấy thì dù người thiên tư lỗi lạc cũng phải nhụt đi, huống gì người tư chất tầm thường, thực là một thứ giáo dục giết chết nhân cách''<ref>Việt Nam văn hóa sử cương, Đào Duy Anh, 1938</ref>". Sự rập khuôn, giáo điều, hiểu biết không đến nơi đến chốn của giới Nho sĩ thời quân chủ sẽ được truyền sang thời cộng hòa tạo ra những chính trị gia, những nhà lý luận chính trị, những người hoạt động học thuật đầy óc giáo điều, thiếu sáng tạo do không hiểu biết tường tận, không tiêu hóa nổi những thứ họ học được. [[Nguyễn Trọng Thuật]] nói cái hại của việc học không đến nơi đến chốn như sau "''Vô luận Tây học hay Nho học, hễ theo học nó mà không thâm đắc được chỗ tinh thần, không suy diễn làm ra của riêng mình, không truyền thụ được cho đất nước, thì đều là hủ bại cả. Mà cái hủ bại ấy mới là hủ bại tày đình, hủ bại cho cả nòi giống''<ref>Cùng ai trong ban Tây học, Nguyễn Trọng Thuật, 1933</ref>".
 
====Nhà Lý====