Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Gia Long”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 105:
[[Tập tin:Bản Đồ Xứ Gia Định Hậu Bản XVIII.png|nhỏ|phải|360px|Lược đồ một số địa danh ở Gia Định cuối [[thế kỷ XVIII]] xuất hiện trong bài viết. Bản đồ này chứa đựng hầu hết các địa danh ở miền nam Việt Nam và khu vực lân cận xuất hiện trong bài viết (riêng địa danh [[Long Xuyên (huyện)|Long Xuyên thế kỷ XVIII]] nay là Cà Mau, [[Long Xuyên]] trong bản đồ này chỉ là địa danh từ cuối [[thế kỷ XIX]] khi thuộc Pháp).]]
Sau chừng một tháng trốn chạy, khi Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ đã về Quy Nhơn thì Nguyễn Ánh lại trở lại [[Long Xuyên (huyện)|Long Xuyên]], tiến lên [[Sa Đéc]] với [[Đỗ Thanh Nhơn]] và [[Lê Văn Quân]];<ref name="autogenerated10">{{harvnb|Phan Khoang|2001|p=508}}.</ref> ông ra hịch cáo quân và thu nhận được thêm một đội quân cùng các tướng [[Nguyễn Văn Hoằng]], [[Tống Phước Khuông]], [[Tống Phước Luông]] và [[Hồ Văn Lân]]...<ref name=autogenerated10 />
Khi Nguyễn Ánh lưu lạc trong dân gian đã để lại nhiều giai thoại. Những địa danh ở [[Nam Bộ]] ngày nay có tên Long đánh dấu những nơi ngày xưa Nguyễn Ánh từng đặt chân đến. Theo giai thoại, ông dẫn quân về nơi ngày nay là [[Lấp Vò]] ([[Đồng Tháp]]), bị quân [[Tây Sơn]] truy đuổi, khi đi qua vùng đất ẩm đoàn quân để lại dấu chân rất dễ bị địch lần theo. Đêm đó Nguyễn Ánh khấn rằng "''Nếu số mạng của quân ta chưa tận xin hãy lấp dấu chân đi để kẻ địch không thể truy tìm''". Sáng ra thì trời mưa to, mọi vết tích của đoàn quân dều mất. Về sau người ta gọi địa danh đó là "''Lấp Vò''", cách nói trại của lấp giò, ám chỉ lấp dấu chân, dấu giò. Cũng trong thời gian đóng quân ở [[Đồng Tháp]], Nguyễn Ánh đã cho lập hai căn cứ đóng quân tại nơi mà ngày nay huyện [[Lai Vung]], với mục đích trấn thủ hai vị trí chiến lược dẫn ra [[sông Hậu]] và [[sông Tiền]]. Hai căn cứ đó là [[Bảo Tiền (Đồng Tháp)|Bảo Tiền]] và [[Bảo Hậu]], ngày nay chỉ còn là phế tích. Tại Bảo Tiền vẫn còn đền thờ Gia Long và cây cổ thụ mấy trăm tuổi.
 
Tháng 11 âm lịch năm [[1777]], ông tập hợp một đạo quân mặc toàn áo tang bất ngờ tấn công [[long Hồ (dinh)|dinh Long Hồ]] và sau đó nhanh chóng đuổi quan trấn thủ Tây Sơn tại Gia Định là [[Tổng đốc Chu]] (hay Tổng đốc Châu), lấy lại thành [[Gia Định|Sài Gòn]] tháng 12 cùng năm.<ref name="tt182">{{harvnb|Quốc sử quán triều Nguyễn|2007|p=182}}.</ref>