Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Giáo dục Việt Nam”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 158:
==== Những vấn đề khác ====
* Các trường công lập đang gặp nhiều khó khăn về [[tài chính]]. Hiện tại, chỉ có các [[Giáo dục tiểu học|trường tiểu học]] được [[Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam|Nhà nước]] trợ cấp đến 50% tổng học phí. Tỷ lệ nhập học có thể cao, tuy nhiên chất lượng giáo dục tiểu học ở các vùng nghèo không đạt yêu cầu. Hơn nữa, tỷ lệ bỏ học sau lớp Năm cũng cao, đặc biệt là ở vùng [[nông thôn]] và [[miền núi]], vì hầu hết [[học sinh]] đều nghèo đói, không đủ tiền để học [[trung học]] hoặc [[đại học]]. Nghỉ học thường xuyên cũng khiến lực học và kết quả học tập kém. Đánh giá Nghiên cứu mức độ nghèo (PPA) cho thấy với nhiều hộ gia đình nghèo, lao động trẻ em được coi là có giá trị hơn việc đi học. Đối với các gia đình nghèo, cơ hội và chi phí cho việc đưa con đến trường được xem là quá cao, và lợi ích lâu dài của giáo dục không thể so sánh với những thiệt hại kinh tế ngắn hạn. 
* Các trung tâm ngoại ngữ tư nhân giảng dạy tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai đang có nhu cầu cao tại các thành phố lớn như [[Hà Nội]] và [[Thành phố Hồ Chí Minh]]. Rất nhiều sinh viên đến các trung tâm này để tìm kiếm cơ hội việc làm. Những lớp học này thường được giảng dạy bởi những người nước ngoài, thường được trả từ khoảng 10 đến 20 USD mỗi giờ, tùy thuộc vào trình độ của họ, và chất lượng của trung tâm. Tiêu chuẩn thấp hơn ở một số trung tâm trả tiền ít hơn đã dẫn đến sự gia tăng của giáo viên chất lượng chuyên môn và trình độ kém (khách du lịch được thuê để giảng dạy).
* Hiện nay, ngành giáo dục đang gặp phải một vấn đề rất đáng lo ngại là sự xuống cấp trong chất lượng của đội ngũ giáo viên. [[Sư phạm|Ngành sư phạm]] không được đầu tư và quan tâm đúng mức, đầu vào điểm chuẩn thấp<ref>{{Chú thích web | url = http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/dau-vao-diem-thap-tran-chien-cam-go-cua-nganh-su-pham-389619.html | tiêu đề = Đầu vào điểm thấp, trận chiến cam go của ngành sư phạm | tác giả 1 = | ngày = | ngày truy cập = 11 tháng 8 năm 2017 | nơi xuất bản = [[VietNamNet]] | ngôn ngữ = }}</ref><ref>{{Chú thích web | url = http://vov.vn/xa-hoi/diem-chuan-vao-cac-nganh-su-pham-thap-se-kho-co-giao-vien-gioi-657486.vov | tiêu đề = Điểm chuẩn vào các ngành sư phạm thấp: Sẽ khó có giáo viên giỏi? | tác giả 1 = | ngày = | ngày truy cập = 11 tháng 8 năm 2017 | nơi xuất bản = [[Đài Tiếng nói Việt Nam|Báo Điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam]] | ngôn ngữ = }}</ref><ref>{{Chú thích web | url = http://kinhtedothi.vn/pho-chu-tich-kiem-tong-thu-ky-hoi-khuyen-hoc-viet-nam-pham-tat-dong-dau-vao-su-pham-thap-chat-luong-trong-nguoi-giam-295100.html | tiêu đề = Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Khuyến học Việt Nam Phạm Tất Dong: Đầu vào sư phạm thấp | tác giả 1 = | ngày = | ngày truy cập = 11 tháng 8 năm 2017 | nơi xuất bản = kinhtedothi.vn | ngôn ngữ = }}</ref><ref>{{Chú thích web | url = http://dantri.com.vn/su-kien/tham-hai-diem-chuan-su-pham-doi-moi-se-gap-kho-20170808223359511.htm | tiêu đề = Thảm hại điểm chuẩn sư phạm: Đổi mới sẽ gặp khó! | tác giả 1 = | ngày = | ngày truy cập = 11 tháng 8 năm 2017 | nơi xuất bản = [[Dân trí (báo)|Báo điện tử Dân Trí]] | ngôn ngữ = }}</ref>, việc làm của các [[sinh viên]] ngành sư phạm sau khi ra trường không ổn định, mức lương và đãi ngộ còn thấp<ref>{{Chú thích web | url = http://news.zing.vn/giao-vien-khong-muon-len-sep-vi-luong-thap-post703762.html | tiêu đề = Giáo viên không muốn lên 'sếp' vì lương thấp | tác giả 1 = | ngày = | ngày truy cập = 11 tháng 8 năm 2017 | nơi xuất bản = Zing.vn | ngôn ngữ = }}</ref><ref>{{Chú thích web | url = http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/quoc-hoi/bo-truong-toi-day-dut-vi-thu-nhap-giao-vien-thap-374728.html | tiêu đề = Bộ trưởng Giáo dục: Tôi day dứt vì thu nhập giáo viên thấp | tác giả 1 = | ngày = | ngày truy cập = 11 tháng 8 năm 2017 | nơi xuất bản = [[VietNamNet]] | ngôn ngữ = }}</ref> trong khi áp lực công việc và cuộc sống lại quá cao<ref>{{Chú thích web | url = http://laodong.com.vn/cong-doan/luong-giao-vien-thap-qua-ma-ap-luc-lai-qua-cao-655791.bld | tiêu đề = Lương giáo viên thấp quá mà áp lực lại quá cao | tác giả 1 = | ngày = | ngày truy cập = 11 tháng 8 năm 2017 | nơi xuất bản = [[Lao Động (báo)|Báo Lao Động]] | ngôn ngữ = }}</ref>, dẫn đến tình trạng giáo viên không thực sự chuyên tâm vào nghiên cứu giảng dạy. Rất nhiều [[giáo viên]] đã phải mở các lớp dạy thêm để kiếm thêm thu nhập<ref>{{Chú thích web | url = http://www.nhandan.com.vn/hanoi/tin-moi-nhan/item/33454902-bung-phat-day-them-hoc-them-dip-he.html | tiêu đề = Bùng phát dạy thêm, học thêm dịp hè | tác giả 1 = | ngày = | ngày truy cập = 11 tháng 8 năm 2017 | nơi xuất bản = [[Nhân Dân (báo)|Báo điện tử Nhân Dân]] | ngôn ngữ = }}</ref><ref>{{Chú thích web | url = http://antt.vn/siet-chat-tinh-trang-day-them-hoc-them-o-cac-cap-hoc-202109.htm | tiêu đề = Siết chặt tình trạng dạy thêm, học thêm ở các cấp học | tác giả 1 = | ngày = | ngày truy cập = 11 tháng 8 năm 2017 | nơi xuất bản = | ngôn ngữ = }}</ref>, hoặc phải làm nghề tay trái khác.
* Quá nhiều trường đào tạo về kinh tế, tài chính, kế toán, ngân hàng... nhưng rất ít trường về công nghệ, kỹ thuật, khoa học. Quá nhiều đại học, cao đẳng kém chất lượng, nhưng rất it trung cấp kỹ thuật. Cơ cấu đào tạo khiến trong nước rất thiếu công nhân lành nghề, rất thiếu cán bộ kỹ thuật trung cấp giỏi, nhưng thừa kỹ sư, cán bộ quản lý tồi.
 
== Cải cách giáo dục ==