Khác biệt giữa bản sửa đổi của “T-34”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Duongqua56 (thảo luận | đóng góp)
Duongqua56 (thảo luận | đóng góp)
Dòng 127:
=== Sản xuất ===
[[Tập tin:T-34 Model 1940.jpg|nhỏ|Xe tăng T-34/76 Model 1940 trang bị pháo 76mm nòng ngắn L-11. Đây chỉ là phiên bản thử nghiệm tiền sản xuất, phiên bản T-34 được sản xuất đầu tiên là T-34 Model 1941 trang bị pháo 76mm nòng dài hơn, có khả năng chống tăng tốt hơn]]
[[Tập tin:T-34-76 model 1943 lipiec 2007 RB2.JPG|nhỏ|Xe tăng T-34/76 Model 1942 thay thế tháp pháo hàn bằng tháp pháo đúc hình lục giác để sản xuất nhanh hơn]]
[[Tập tin:T-34-76-1943 on Panzermuseum Munster.jpg|nhỏ|Xe tăng T-34/76 Model 1943 có thêm hộp quan sát trên nóc tháp pháo (Cupola) dành cho trưởng xe]]
[[Tập tin:T-34-85 Kecel 01.jpg|nhỏ|Xe tăng T-34/85 mang tháp pháo lớn hơn, thay thế pháo 76mm bằng pháo 85mm]]
 
Việc sản xuất T-34 là một thách thức mới của nền công nghiệp Liên Xô. Vỏ giáp được tăng cường của nó khiến T-34 trở nên nặng hơn bất cứ loại xe tăng hạng trung nào của Liên Xô trong thời gian đó, và nhiều bộ phận của xe tăng lại đến từ những nhà máy khác nhau: động cơ diesel V-2 do [[Nhà máy Diesel Kharkov số 75]] sản xuất, [[Nhà máy Kirovsky]] ở Leningrad (trước đó mang tên là nhà máy Putilov) đảm trách khẩu [[pháo tăng L-11]], và [[Nhà máy Dinamo]] tại Moskva sản xuất các phụ tùng điện tử cho T-34. Ban đầu T-34 được sản xuất tại nhà máy KhPZ số 183, đến đầu năm 1941 thì nó được chế tạo tại [[Nhà máy máy kéo Stalingrad]] (STZ), và từ tháng 7 trở đi (không lâu sau khi quân Đức xâm lược Liên Xô) thì [[Nhà máy Krasnoye Sormovo số 112]] [[Nizhny Novgorod|Gorky]] đảm trách việc sản xuất T-34. Tuy nhiên lúc đó vỏ giáp của xe tăng vẫn mắc nhiều khuyết điểm và gây ra khá nhiều phiền toái<ref>Zaloga 1983:6</ref>. Và do trong thời gian đó, động cơ diesel V-2 chưa được sản xuất với số lượng lớn tại Liên Xô, vì vậy những chiếc T-34 đầu tiên xuất xưởng ở Gorky (T-34 Model 1940) phải sử dụng động cơ xăng [[MT-17]] của dòng tăng BT để thay thế. Chúng cũng buộc phải sử dụng [[hệ thống truyền động]] và [[khớp]] kém chất lượng hơn của các xe tăng BT<ref>Zheltov 2001:40–42</ref>.
Hàng 134 ⟶ 137:
Khi những chiếc T-34 Model 1940 đầu tiên còn chưa kịp chuyển đến tiền tuyến thì phiên bản tiếp theo là '''T-34 Model 1941''' đã được ra đời. T-34 Model 1941 sử dụng pháo 76mm L/42,5 thay cho pháo 76mm L/30,5 - cho phép tăng độ xuyên giáp của Model 1941 so với phiên bản Model 1940 ban đầu. Thiết kế này cũng có giáp dày hơn thiết kế ban đầu nhưng trọng lượng nhỉnh hơn không đáng kể. Model 1941 tới tiền tuyến vừa kịp vào mùa hè năm 1941, khi Đức tổ chức tổng tiến công Liên Xô thì đã có khoảng gần 1.000 xe tăng T-34 Model 1940 và Model 1941 được sản xuất từ hai nhà máy ở Kharkov và Stalingrad. Nhà máy sản xuất T-34 ở Kharkov cũng được lệnh sơ tán ngay lập tức khi cuộc chiến xảy ra và tới tháng 9 cùng năm, toàn bộ nhà máy này đã được xây dựng lại ở [[Nizhniy Tagil]], phía Đông dãy Ural.
 
Tới năm 1942, phiên bản '''T-34 Model 1942''' được đưa vào sản xuất. So với Model 1941, phiên bản này có vài cải tiến không đáng kể, hiệu năng chiến đấu của xe gần như vẫn giữ nguyên. Những cải tiến ở phiên bản 1942 chủ yếu giúp cho quá trình lắp ráp và sản xuất xe tăng diễn ra nhanh hơn. Cụ thể như các phiên bản này sử dụng tháp pháo hình lục giác được đúc thay vì hàn, giúp thời gian hoàn thành tháp pháo giảm xuống đáng kể. Phiên bản này cũng thay thế cửa nóc to trên tháp pháo bằng hai cửa nắp nhỏ ở hai bên đối xứng nhau. Phiên bản hai cửa nóc này còn được lính Hồng quân gọi là “Chuột Mickey” vì khi mở cả hai cửa nóc, trông chiếc T-34 như có thêm đôi tai chuột trên nóc tháp pháo vậy.
 
Phiên bản T-34 sử dụng pháo 76mm cuối cùng mang tên ''T-34 Model 1943'' dù nó được đưa vào sản xuất từ giữa năm 1942. Nó cũng gần giống như Model 1942, nhưng được bổ sung thêm một hộp quan sát trên nóc tháp pháo (Cupola) dành cho trưởng xe để tăng khả năng quan sát chiến trường.