Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nho giáo Việt Nam”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 55:
Nhược điểm nghiêm trọng hơn nữa là Nho giáo Việt Nam thiếu sự xuất hiện các trường phái học thuật nên vận động trong sự đơn điệu và một chiều, chứ không được phong phú và đa dạng như Nho giáo Trung Quốc. Nho giáo Việt Nam thiếu sự vận động bên trong, thiếu sự phản tỉnh nên trì trệ. Đa số nhà Nho Việt Nam chỉ đặt cho mình mục đích học là để đi thi, thi đỗ thì ra làm quan để được giàu sang, sung sướng. Đạt được mục đích đó thì xem như việc học tập đã kết thúc. Ít người có chí cao xa, như học để tham gia tranh luận những vấn đề mang tầm khu vực, học để kinh bang tế thế hoặc để phát triển văn hoá, đạt đến những tầm cao tư tưởng. Cũng có một số Nho sĩ quan tâm đến học thuật, nhưng thường là các vấn đề chính trị và đạo đức, ít bàn đến vấn đề siêu hình học, một lĩnh vực thuần túy triết học làm nền tảng cho khả năng nhận thức sâu sắc thế giới và hành động sáng tạo. Thậm chí, họ còn biến những vấn đề siêu hình thành cái thực tế, thực dụng. Vì học tập và tư duy như thế nên họ ít có cống hiến to lớn trong lĩnh vực học thuật có thể so sánh với các nước khác cũng chịu ảnh hưởng của Nho giáo.<ref name="taithu"/> Nền giáo dục Nho giáo Việt Nam chỉ sản sinh ra được một tầng lớp quan lại có nền tảng Nho học còn các loại hình trí thức then chốt của một tầng lớp trí thức thực thụ thì xuất hiện thưa thớt, mờ nhạt, hoặc hoàn toàn vắng bóng trong một số lĩnh vực như triết học.<ref>[http://tiasang.com.vn/-dien-dan/gioi-tri-thuc-tinh-hoa-trong-lich-su-viet-nam-3450 Giới trí thức tinh hoa trong lịch sử Việt Nam], Tạp chí Tia sáng, 09/09/2010</ref>
 
Một số nhà Nho uyên thâm của Việt Nam khi đứng trước kho tàng đồ sộ và uyên bác của Nho giáo Trung Quốc thường tóm lược lấy những điều cốt yếu, biên soạn lại thành những tài liệu đơn giản và ngắn gọn để dạy học trò. Có thể liệt kê các sách Nho học như “''Tứ thư tập chú''” của Chu Hy, “''Tứ thư đại toàn''” của Tống, Nguyên, Minh, Thanh Nho, sang Việt Nam chỉ còn là “''Thuyết ước''” (tóm lược học thuyết) và “''Ước giải''” (giải thích tóm tắt); hoặc như cuốn “''Tính lý đại toàn''” của Hồ Quảng thời Minh, sang Việt Nam chỉ còn “''Tiết yếu''”. Đây là hiện tượng chung của nhiều triều đại quân chủ Việt Nam. Nếu ở triều Trần có “''Tứ thư thuyết ước''” của Chu Văn An, thì ở triều Lê - Trịnh có “''Tứ thư ước giải''” của Lê Quý Đôn, triều Nguyễn có “''Tứ thư trích giảng''” của Nguyễn Văn Siêu; nếu ở triều Lê - Trịnh có cuốn “''Tính lý tiết yếu''” của Bùi Huy Bích, thì ở triều Nguyễn cuốn đó vẫn còn được xem là cuốn sách giáo khoa mẫu mực. Chính điều này đã lược bớt rất nhiều điều, làm mất rất nhiều điểm có khả năng gợi mở, giản đơn hoá nội dung phong phú và súc tích của học thuyết khiến người học không lĩnh hội được chiều sâu của Nho giáo. Người được truyền đạt cũng hài lòng với cách làm đó thì mọi lối tư duy, mọi đường sáng tạo đều bị thu hẹp lại. Bên cạnh đó, Nho giáo Việt Nam đã pha trộn với tư tưởng của Phật giáo, Đạo giáo và các tín ngưỡng dân gian khác. Nhưng hạn chế lớn nhất là tập quán sùng bái thánh hiền, giáo điều và máy móc của giới Nho sĩ Việt Nam. Trong khi đó bên cạnh Nho giáo còn có nhiều trường phái tư tưởng khác như Đạo gia, Mặc gia, Pháp gia... Giữa các trường phái này luôn có sự tranh luận, phản bác nhau. Điều này khiến sự phát triển của Nho giáo Việt Nam hạn chế. Nó chỉ đạt đến mức độ tiếp thu một số tín điều từ Nho giáo Trung Hoa, chưa tạo được lý luận riêng, chưa xuất hiện các học phái khác nhau. Phương pháp tư duy của nó thiên về bảo thủ, giáo điều.<ref name="taithu">[http://tamnhin.net/mot-so-dac-trung-co-ban-cua-nho-giao-viet-nam.html Một số đặc trưng cơ bản của Nho giáo Việt Nam], Tạp chí Triết học, Nguyễn Tài Thư, Giáo sư, tiến sĩ, Viện Triết học, Viện Khoa học xã hội Việt Nam</ref> [[Đào Duy Anh]] nhận xét về điều này:
{{cquote|''Vô luận là vấn đề gì, về quốc kế hay dân sinh cũng như về luân lý hay triết lý, kẻ sĩ nước ta đều thấy các thánh hiền Trung Quốc giải quyết sẵn cho mình rồi, cái công phu của mình chỉ là thuật lại để thực hành cho xứng đáng chứ không cần phải sửa chữa thêm bớt chút gì.''
 
''Trái lại cái gì của Trung Quốc có vẻ vĩ đại hay cao siêu quá, thì chúng ta lại phải hãm lại cô lại cho vừa với kích thước khuôn khổ của chúng ta.''
''
Bởi thế chính trong thời kỳ toàn thịnh của Nho học nước ta, người ta thấy có những nhà Nho kinh luân như Tô Hiến Thành, nhà Nho anh hùng như Trần Quốc Tuấn, nhà Nho cao khiết như Chu Văn An, nhà Nho khẳng khái như Nguyễn Trãi, mà tuyệt nhiên vẫn không thấy một nhà tư tưởng, một nhà triết học nào.''
 
''Chúng ta chỉ có những nhà Nho lao tâm khổ tứ để bắt chước thánh hiền mà cư xử và hành động cho hợp với đạo lý chứ không có nhà Nho nào dám hoài nghi bất mãn với đạo lý xưa mà băn khoăn khao khát đi tìm đạo lý mới.''<ref>Việt Nam văn hóa sử đại cương, Đào Duy Anh, 1950</ref>}}
 
==Ảnh hưởng==