Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Giáo dục Việt Nam”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 150:
==== Giáo dục đại học ====
[[Tập tin:Tuyển sinh sư phạm.jpg|nhỏ|327x327px|Thông tin về điểm tuyển sinh, 3 điểm/môn đỗ trường sư phạm''.''<ref>{{Chú thích web|url=https://news.zing.vn/3-diemmon-do-su-pham-co-nganh-chi-mot-thi-sinh-trung-tuyen-post771263.html|tiêu đề=3 điểm/môn đỗ sư phạm: Có ngành chỉ một thí sinh trúng tuyển}}</ref>'' '']]
Toàn bộ hệ thống giáo dục đại học đang phải đối mặt với nhiều vấn đề, như chương trình giảng dạy lỗi thời, [[giảng viên]] làm trung tâm trong phương pháp dạy và học, thiếu tính liên kết giữa giảng dạy và các hoạt động nghiên cứu, và sự khác biệt lớn giữa đào tạo lý thuyết và thực hành. Điều này dẫn tới hệ quả là rất nhiều sinh viên dù đã tốt nghiệp nhưng không có khả năng tìm được việc làm vì thiếu những kỹ năng nghề nghiệp. Sinh viên Việt Nam thiếu kiến ​​thức mặc dù đã được dạy rất nhiều, vì thực tế mục đích chính của việc học tập chỉ nhằm vượt qua các kỳ thi. Sinh viên xem trọng bằng cấp hơn là kiến thức tuy nhiên bằng cấp và chứng chỉ của các trường đại học tại Việt Nam không được công nhận trên toàn thế giới. [[Hoài Thanh]] từng nhận xét "''Người mình vẫn được tiếng là hiếu học, nhưng đúng ra chỉ là hiếu lợi và hiếu danh. Khi sự học không đưa đến cho mình lợi và danh thì ít ai còn thèm màng đến nó nữa... Cho đến ngày nay, trong một trăm người bước chân ra khỏi nhà trường, không có lấy năm ba người để tâm vào việc học. Giữa một vũ trụ đầy những sự huyền bí, người mình như khách qua đường bưng mắt mà đi vì sợ mệt mắt. Tinh thần của mình bạc nhược như vậy không trách gì mình thua kém''<ref>Vấn đề học thuật nước ta chỉ là một vấn đề tâm lý và luân lý, Sông Hương, 1936</ref>". Có thể nói đến nay người Việt vẫn chưa có một tinh thần thực học, học vì tri thức chứ không phải vì danh lợi. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của nền học thuật Việt Nam trong đó có giáo dục đại học. Hơn nữa người Việt cũng không có truyền thống học thuật mạnh lại vừa chuyển từ Hán học sang Tây học trong khoảng một thế kỷ còn nền quốc học sử dụng chữ quốc ngữ mới chỉ chiếm địa vị chính thống từ năm 1945 đến nay lại phát triển trong điều kiện chiến tranh và ít giao lưu với thế giới nên nền giáo dục đại học hiện đại kém hơn các nước khác cũng là điều đương nhiên. [[Hoài Thanh]] nhận xét về truyền thống học thuật và quá trình chuyển đổi từ Hán học sang Tây học của Việt Nam "''Ta không có một nền quốc học nếu quốc học là học thuật riêng của nước. Trải qua mấy ngàn năm lịch sử ta cơ hồ không có sáng tác gì về học thuật. Ấy cũng vì ta kém óc trừu tượng khái quát, điều kiện căn bản để phát minh về tư tưởng. Người phương Tây rất ngạc nhiên thấy ta hôm qua chỉ biết có Tứ thư, Ngũ kinh mà hôm nay bỗng tin theo những thuyết rất mới mẻ rất cấp tiến của khoa học hiện kim. Họ không biết rằng học thuật tư tưởng không phải là những căn bản tinh thần của dân tộc ta. Tư tưởng nào có lợi cho đời sống dân tộc thì ta theo, nhưng một khi tình thế đổi thay, tư tưởng ấy trở nên có hại cho đời sống chung ta sẽ trút bỏ dễ dàng không hối tiếc''<ref>Có một nền văn hóa Việt Nam, Hoài Thanh, 1946</ref>". Việt Nam sẽ còn mất nhiều năm nữa để có một nền học thuật ngang tầm các nước trong khu vực chứ chưa nói đến các nước phát triển trên thế giới.
 
Việt Nam chưa có tự do học thuật nên chưa có một nền đại học thực thụ. Các trường đại học của Việt Nam lạc hậu ngay cả so với các trường đại học trong khu vực Đông Nam Á vì người ta không thể nào đạt đến [[chân lý]] trong môi trường học thuật bị chính trị hóa hay hành chính hóa cao độ, khi ngân sách nghiên cứu bị phân bổ thiên lệch, không dựa vào chuẩn mực khoa học, hay khi giảng viên và nhà nghiên cứu có thể dễ dàng bị cách chức hay hủy văn bằng chỉ vì phát biểu quan điểm không chính thống. Xã hội Việt Nam cũng ít coi trọng tự do học thuật. Hiện nay mục đích chủ yếu của việc học đại học là có tấm bằng để tìm việc làm. Giảng viên đại học thì chỉ quan tâm làm sao giữ được chỗ làm và thăng quan tiến chức nên cũng chẳng cần đến tự do học thuật. Với các đại học tư thục thì tối đa hóa lợi nhuận, chứ không phải tự do học thuật, trở thành mục tiêu hàng đầu. Chương trình đào tạo đại học hiện nay còn nhiều gò bó. Các yêu cầu bắt buộc về đào tạo chính trị, việc áp đặt chương trình khung cùng với thủ tục xin phép mở ngành mới phiền phức khiến cho các trường đại học trên thực tế không có nhiều tự do trong việc quyết định chương trình và nội dung đào tạo. Nguồn tài chính eo hẹp cũng góp phần hạn chế nhu cầu tự do học thuật. Các trường đại học quan tâm đến thu hút học sinh để cải thiện thu nhập hơn là nghiên cứu do vậy xem nhẹ nhu cầu tự do học thuật; mặt khác sinh ra động cơ tuân thủ thay vì đổi mới. Hơn nữa, với nguồn tài chính hạn chế, các trường đại học Việt Nam khó tuyển được những giảng viên và nhà quản lý đại học xuất sắc nhất. Việc thiếu vắng tài năng vừa kìm hãm sinh khí của các trường đại học vừa hạn chế nhu cầu và khả năng theo đuổi tự do học thuật của các trường đại học Việt Nam. Cuối cùng, đáng tiếc là ở Việt Nam chưa có một cộng đồng học thuật hay giới hàn lâm thực thụ. Hệ quả là sự thiếu vắng hệ thống chuẩn mực và tiếng nói chung để tạo động lực và nhu cầu cho tự do học thuật cũng như đảm bảo tự do học thuật được sử dụng vì lợi ích chung của toàn xã hội nhờ khả năng tự nhận thức và tự sửa sai của cộng đồng học thuật. Tự do học thuật trong các trường đại học Việt Nam còn nhiều hạn chế trên hầu hết các phương diện quan trọng, từ nghiên cứu và thảo luận khoa học đến công bố kết quả và phát biểu quan điểm. Những hạn chế này chủ yếu xuất phát từ tình trạng chính trị hóa và can thiệp quá mức của Nhà nước vào đại học, từ đó dẫn tới sự thiếu tự chủ của các cơ sở đào tạo đại học và mất dần ý thức tự do học thuật của giới hàn lâm cũng như của toàn xã hội.<ref>Kiến tạo một nền đại học thực thụ, Vũ Thành Tự Anh, Thời báo Kinh tế Sài Gòn</ref>