Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Cửa Tư Hiền”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 67:
Trước 1403 rất lâu cửa Ma Á và Thuận An cổ bị lấp thì cửa ở Vinh Hiền hình thành sát mũi Chân Mây Tây, lúc bấy giờ không rõ có tên là gì. Thời thuộc Chiêm Thành cửa nầy có tên Ô Long Hải Khẩu.  khi thuộc Đại Việt (1306) được đổi tên là Tư Dung. Thời Nhà Mạc gọi là Tư Khách. Nhà Mạc sụp đổ cửa lại mang tên Tư Dung cho đến năm 1841 thì đổi thành Tư Hiền. Từ 1404 trở về sau,  cửa Tư Dung thường lấp mở và thay đổi vị trí. Khi thì sát mũi Chân Mây Tây, khi thì gần Núi Phụ An (núi Đồng Đò). Vì lẽ đó mà dân gian gọi là cửa cũ, cửa mới hoặc cửa dưới, cửa trên, sau nầy còn gọi cửa Đầm, cửa Lộc Bình để chỉ cửa phía dưới và cửa Tư Hiền để chỉ cửa trên. Trong sử sách, tư liệu người ta thường dùng tên Tư Dung hoặc Tư Hiền để gọi chung cho 2 cửa biển ở 2 vị trí khác nhau ấy. Để giúp người đọc xác định vị trí cửa biển tôi xin mạo muội liệt kê  như sau:
 
1404,  lũ lớn, xé bãi cát bờ biển ở Thuận An, mở lại cửa Thuận An. Khị có Thuận An thì Tư Dung dưới trở thành cửa phụ.
 
1467, (Đinh Hợi), cửa Tư Dung dưới bị cạn được triều đình Nhà Lê cho nạo vét, khơi sâu.
 
1733, cửa Tư Dung dưới bị hẹp, cạn  Chúa Nguyễn Phúc Chu cho khơi sâu rộng và kè cửa biển.
Dòng 75:
Tháng 8/1811 (Tân Mùi), bão lớn, nước phá bờ biển gần chân núi Phụ An mở thêm cửa Tư Dung trên (cửa mới). Cửa Tư Dung dưới (cửa cũ) cũng được mở rộng thêm 27 trượng, 5 thước; sâu 7 thước, nhưng năm sau lại bị bồi lấp cạn, hẹp như trước. Hình thành cùng lúc 2 cửa biển Tư Dung.
 
1812, cửa Tư Dung dưới thu hẹp và cạn dần.
 
Tháng 5/1823 (Quý Mùi), Tư Dung dưới chỉ còn khe nước có thể lội qua.
Dòng 83:
1841, Vua Thiệu Trị đổi tên cửa Tư Dung (lúc nay là Tư Dung dưới) thành cửa Tư Hiền. Từ 1841 về sau, tôi gọi là Tư Hiền thay cho Tư Dung.
 
Tháng 10 năm /1844 (Giáp Thìn), Tư Hiền trên bị bồi lấp.
 
Từ 1844 đến- 1904 cửa Tư Hiền là cửa dưới.
 
1904 (Giáp Thìn), bão, lụt lớn mở lại cửa Tư Hiền trên. Sau đó chưa rõ năm nào trên bị bồi lấp cạn, Tư Hiền dưới được khai thông trở lại.
Dòng 93:
1953 (Quý Tị), lũ rất lớn,  mở Tư Hiền trên. Cát lấp ngang đoạn sông từ cửa trên về cửa dưới chừng vài trăm mét, biến đoạn sông còn lại thành đầm nước lớn với chiều dài hơn 2 km, Tư Hiền dưới thành con lạch nhỏ để nước trong đầm ấy chảy ra biển.
 
1978, Tư Hiền trên cạn, hẹp dần.
 
1979, Tư Hiền trên bị lấp hẳn. Chính quyền huy động dân các xã thuộc huyện Phú Lộc khai thông lại Tư Hiền dưới.
Dòng 101:
1990, cửa Tư Hiền trên mở.
 
1993, cửa Tư Hiền trên cancạn dần và tự lấp cạnlại vào năm 1994.
 
Tháng 10 năm 1999 (Kĩ Mão), cơn đại hồng thủy lịch sử mở lại cửa Tư Hiền trên rộng tới 500m. Lũ nầy cũng mở lại cửa Vinh Hải. Sau lũ người ta lấp bỏ cửa Vinh Hải.
Dòng 109:
2009, [[Bão Ketsana (2009)|bão số 9]] gây lũ lớn làm mở lại cửa Vinh Hải vài ngày rồi tự lấp lại.
 
Hiện nay (20152019), cửa Tư Hiền trên vẫn tồn tại và là cửa thoát nước duy nhất của đầm Cầu Hai ra biển.
 
''Theo'' Ngô Văn Ánh khảo cứu (2015), Trần Nhật Minh bổ sung và sửa đổi (2015).
 
==Xem thêm==