Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Giáo dục Việt Nam”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 134:
==== Giáo dục phổ thông ====
[[Tập tin:De-an-ngoai-ngu.jpg|nhỏ|288x288px|Ngày 16/11/2016, trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ khẳng định đến năm 2020, Đề án ngoại ngữ 9.400 tỷ đồng không đạt mục tiêu.<ref>{{Chú thích web|url=https://news.zing.vn/bo-truong-gd-dt-de-an-ngoai-ngu-9400-ty-khong-dat-muc-tieu-post698197.html |tiêu đề=Bộ trưởng GD&ĐT: Đề án ngoại ngữ 9.400 tỷ không đạt mục tiêu, Zing.vn, 16/11/2016}}</ref>]]
Chương trình giáo dục phổ thông tại Việt Nam đặt nặng việc hấp thụ nhiều kiến thức tổng quát, ít chú trọng đến nâng cao đạo đức, phong cách con người, khả năng giao tiếp và sáng tạo. Nền giáo dục phổ thông đã không kế thừa được nền giáo dục [[Nho giáo]] chú trọng đức dục. Học sinh tiểu học dành quá nhiều thời gian cho việc học kiến thức lý thuyết, không có thì giờ vui chơi, thư giãn (sức khỏe tinh thần), tập luyện thể thao (sức khỏe thể chất), và phát triển những khả năng quan trọng khác như sự chủ động, tự tin, khả năng suy nghĩ độc lập, tìm hiểu, khám phá....
 
Phương pháp giảng dạy chính trong hệ thống các trường công lập là theo định hướng của [[giáo viên]], điều này được coi là mang tính độc đoán. Học sinh thường mang tâm lý chấp nhận tuyệt đối và lĩnh hội trực tiếp, thụ động những kiến thức từ thầy cô và từ sách giáo khoa. Học sinh cũng không có cơ hội được tự tìm hiểu, suy nghĩ độc lập, thảo luận, phát biểu ý kiến, khám phá những gì hợp với ý tưởng của mình. Phương pháp giảng dạy này là một biểu hiện của nền giáo dục trung cổ khiến học sinh luôn thiếu tư duy và sáng tạo phù hợp trong việc tiếp cận chủ đề và hiểu sâu vấn đề của bài học. Môi trường học thiếu nhiều hoạt động nhóm do học sinh tự chủ và vì vậy không phát huy được khả năng giao tiếp và lãnh đạo.