Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nhà hát Lớn Hà Nội”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 24:
'''Nhà hát Lớn Hà Nội''' là một công trình kiến trúc tại thành phố [[Hà Nội]], [[Việt Nam]], phục vụ biểu diễn nghệ thuật. Nhà hát tọa lạc trên [[quảng trường Cách mạng tháng Tám]], vị trí đầu [[phố Tràng Tiền]], không xa [[hồ Hoàn Kiếm]] và [[Bảo tàng Lịch sử Việt Nam]]. Công trình được người [[Pháp]] khởi công xây dựng năm 1901 và hoàn thành năm 1911, theo mẫu [[Nhà hát Opéra Garnier]] ở [[Paris]] nhưng mang tầm vóc nhỏ hơn và sử dụng các vật liệu phù hợp với điều kiện khí hậu địa phương. Tác phẩm của hai kiến trúc sư Harlay và Broyer mang nhiều màu sắc, đường nét kiến trúc của các nhà hát ở miền Nam nước [[Pháp]], có cách tổ chức mặt bằng, không gian biểu diễn, cầu thang, lối vào sảnh... giống với các nhà hát ở [[châu Âu]] đầu thế kỷ 20.<ref name=tourism/> Mặc dù là một công trình kiến trúc mang tính chiết trung, được pha trộn nhiều [[Trường phái kiến trúc|phong cách]], nhưng Nhà hát Lớn Hà Nội vẫn mang đậm dáng vẻ [[Kiến trúc Tân cổ điển|Tân cổ điển]] Pháp, đặc biệt ở kết cấu kiến trúc, kiểu mái hai mảng lợp ngói đá đen cùng các họa tiết trang trí bên trong. Ra đời muộn hơn các nhà hát ở [[Nhà hát Lớn Thành phố Hồ Chí Minh|Thành phố Hồ Chí Minh]] và [[Nhà hát lớn Hải Phòng|Hải Phòng]], nhưng Nhà hát Lớn Hà Nội có kiến trúc hoàn chỉnh nhất và trở thành một hình ảnh quen thuộc, đặc trưng của thành phố Hà Nội.<ref name=maihong/>
 
Ngay từ khi hoàn thành, Nhà hát Lớn đã giữ vai trò một trong những trung tâm văn hóa quan trọng của thủ đô, nơi diễn ra thường xuyên các hoạt động văn hóa, biểu diễn nghệ thuật. Nhà hát Lớn là nơi khai sinh và tôn vinh kịch nghệ cùng sân khấu Việt Nam, cũng như các loại hình nghệ thuật giao hưởng, hợp xướng, nhạc kịch, vũ kịch.<ref name=thanhnam/> Không chỉ vậy, nhà hát còn là một địa điểm mang đậm những dấu ấn lịch sử, từng là nơi [[Quốc hội Việt Nam khóa I|Quốc hội đầu tiên]] của nước Việt Nam độc lập nhóm họp và thông qua [[Hiến pháp Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 1946|Hiến pháp năm 1946]], bản Hiến pháp đầu tiên của [[Việt Nam]] cũng như danh sách [[chính phủ Liên hiệp Kháng chiến Việt Nam Dân chủ Cộng hòa]] (Hồ Chí Minh đứng đầu); [[Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam#Tổ chức tiền thân|Toàn quốc Kháng chiến Ủy viên Hội]] ([[Võ Nguyên Giáp]] làm chủ tịch); [[Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến Việt Nam Dân chủ Cộng hòa#Các thành viên trong chính phủ liên hiệp kháng chiến|Quốc gia Cố vấn đoàn]] ([[Bảo Đại|Vĩnh Thụy]] làm đoàn trưởng).<ref name="QH1"/> Sau một thời gian dài bị xuống cấp, công trình lấy lại được vẻ đẹp xưa cũ sau đợt trùng tu từ năm 1995 đến năm 1997, chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh của [[Cộng đồng Pháp ngữ]]. Ngày nay, Nhà hát Lớn là một trong những địa điểm biểu diễn quan trọng bậc nhất ở Hà Nội, được những người làm nghệ thuật coi như một "ngôi đền" dành cho nghệ thuật cổ điển.<ref name=thanhnam/> Cũng như nhiều công trình kiến trúc và cả những loại hình văn hóa phi vật thể khác, Nhà hát Lớn Hà Nội trở thành minh chứng cho một giai đoạn lịch sử của thành phố, thời kỳ mà các nền văn hóa giao thoa lẫn nhau.<ref name=tourism/>
[[Tập tin:Nhà hát Lớn Hà Nội.jpeg|nhỏ|trái|300px|]]
Sau một thời gian dài bị xuống cấp, công trình lấy lại được vẻ đẹp xưa cũ sau đợt trùng tu từ năm 1995 đến năm 1997, chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh của [[Cộng đồng Pháp ngữ]]. Ngày nay, Nhà hát Lớn là một trong những địa điểm biểu diễn quan trọng bậc nhất ở Hà Nội, được những người làm nghệ thuật coi như một "ngôi đền" dành cho nghệ thuật cổ điển.<ref name=thanhnam/> Cũng như nhiều công trình kiến trúc và cả những loại hình văn hóa phi vật thể khác, Nhà hát Lớn Hà Nội trở thành minh chứng cho một giai đoạn lịch sử của thành phố, thời kỳ mà các nền văn hóa giao thoa lẫn nhau.<ref name=tourism/>
 
== Lịch sử ==