Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Giáo dục Việt Nam”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 136:
Chương trình giáo dục phổ thông tại Việt Nam đặt nặng việc hấp thụ nhiều kiến thức tổng quát, ít chú trọng đến nâng cao đạo đức, phong cách con người, khả năng giao tiếp và sáng tạo. Nền giáo dục phổ thông không kế thừa được sự chú trọng đức dục của nền giáo dục [[Nho giáo Việt Nam]] nhưng lại thừa hưởng sự giáo điều, tầm chương trích cú của nền giáo dục này. Phần lớn thời gian dạy học dành cho cho trí dục mà trí dục cũng mới chỉ được hiểu là sự truyền đạt kiến thức từ giáo viên đến học sinh chứ chưa chú trọng đến sự phát triển tư duy của học sinh. Học sinh phổ thông dành quá nhiều thời gian cho việc học kiến thức lý thuyết, không có thì giờ vui chơi, thư giãn (sức khỏe tinh thần), tập luyện thể thao (sức khỏe thể chất), và phát triển những khả năng quan trọng khác như sự chủ động, tự tin, khả năng suy nghĩ độc lập, tìm hiểu, khám phá... Trong hoạt động dạy học giáo viên là người chủ động còn học sinh là người bị động. Những người thiết kế chương trình giáo dục có tham vọng đào tạo học sinh phổ thông Việt Nam có trình độ cao nhưng không tính đến khả năng tiếp thu và ghi nhớ kiến thức của học sinh cũng như khả năng truyền đạt của giáo viên trong một thời lượng giảng dạy giới hạn. Nhà nước là người quyết định chương trình giáo dục và phương pháp giáo dục trong khi trong suốt thời quân chủ, thời [[Pháp thuộc]] lẫn trong chính thể [[Việt Nam Cộng hòa]] giáo dục thuộc về nhà giáo nên họ toàn quyền quyết định dạy cái gì và như thế nào. Chính vì nhà giáo không có quyền chủ động trong giảng dạy dẫn đến không thể điều chỉnh nội dung và cách dạy học cho phù hợp với trình độ tiếp thu của học sinh, hoàn cảnh địa phương, điều kiện cơ sở vật chất... Việc giáo dục không thuộc về nhà giáo mà thuộc về nhà nước lâu ngày thủ tiêu sự chủ động sáng tạo của giáo viên, làm toàn bộ nền giáo dục phổ thông mất sinh khí.
 
Phương pháp giảng dạy chính trong hệ thống các trường công lập là truyền thụ một chiều từ [[giáo viên]], điều này được coi là mang tính độc đoán. Học sinh thường mang tâm lý chấp nhận tuyệt đối và lĩnh hội trực tiếp, thụ động những kiến thức từ thầy cô và từ sách giáo khoa. Học sinh cũng không có cơ hội được tự tìm hiểu, suy nghĩ độc lập, thảo luận, phát biểu ý kiến, khám phá những gì hợp với ý tưởng của mình. Phương pháp giảng dạy này là một biểu hiện của nền giáo dục trung cổ khiến học sinh luôn thiếu tư duy và sáng tạo phù hợp trong việc tiếp cận chủ đề và hiểu sâu vấn đề của bài học. Môi trường học thiếu nhiều hoạt động nhóm do học sinh tự chủ và vì vậy không phát huy được khả năng giao tiếp và lãnh đạo. Điều này không phải lỗi của giáo viên vì nền giáo dục không phải của nhà giáo nên họ không thể tự quyết định dạy cái gì và dạy thế nào. Giáo viên phải chọn cách dạy thụ động như vậy để theo kịp chương trình do nhà nước soạn thảo.
 
Lương giáo viên thấp, thậm chí không đủ sống khiến giáo viên phải làm thêm nghề khác để kiếm sống và không toàn tâm toàn ý với nghề. Lương thấp khiến ngành giáo dục không thu hút được người giỏi và dễ nảy sinh tiêu cực. Hoàng Tụy nhận xét về điều này "''... hiếm có nơi nào trên thế giới và cũng hiếm có thời nào trên đất nước ta người thầy mặc dù bị đối xử bất công vẫn tận tuỵ gắn bó với nghề như trong mấy chục năm nay. Khi nói điều này không phải tôi không biết những gương xấu trong ngành, những con sâu làm rầu nồi canh. Nhưng tôi nghĩ số đó vẫn là số ít, số ít đáng ngạc nhiên nếu đặt trong hoàn cảnh xã hội và điều kiện làm việc cực kỳ khó khăn của tất cả thầy giáo của ta. Tôi tin rằng với những hoàn cảnh như thế ở các nước khác tình hình giáo dục phải bi đát hơn nhiều. Với chính sách đối với thầy giáo như của ta mà giáo dục còn được như thế này đó thật sự là kỳ công... kinh nghiệm hơn ba mươi năm qua đã cho thấy hầu hết mọi căn bệnh tàn phá giáo dục đều có nguồn gốc ít nhiều ở cái chính sách bỏ mặc rồi khuyến khich thầy giáo tự bươn chải để kiếm sống mà làm nghề, trong một môi trường đòi hỏi họ phải toàn tâm toàn ý mới làm tốt được nhiệm vụ''<ref name="tuy"/>".