Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chiến tranh thế giới thứ nhất”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Duongqua56 (thảo luận | đóng góp)
Duongqua56 (thảo luận | đóng góp)
Dòng 250:
Để giúp đồng minh đang khó khăn tại mặt trận Pháp – Bỉ, đầu tháng 9 năm 1914 quân đội Nga tổng tấn công trên 2 hướng: [[Galicia (Tây Ban Nha)|Galicia]] đối đầu với Áo-Hung và đặc biệt là tấn công rất nhanh, mạnh vào [[Đông Phổ]] thuộc Đức. Vào ngày [[17 tháng 8]] năm 1914, Quân đội Đức đánh thắng quân Nga trong trận đánh mở đầu tại [[Trận Stallupönen|Stallupönen]] - một chiến thắng nhỏ nhưng có tầm quan trọng về chiến lược.<ref>Spencer Tucker, Priscilla Mary Roberts, ''World War I: encyclopedia'', Tập 1, trang 113</ref> Các cuộc tấn công sau đó của quân Nga đã thắng lợi nhưng thiệt hại nặng về nhân mạng: đánh lui quân đội Đức trong [[trận Gumbinnen]] và quân đội Áo – Hung tại Galicia,<ref>Marc Ferro, ''Nicholas II: last of the tsars'', trang 160</ref> Đông Phổ có nguy cơ mất vào tay Nga.
 
Để cứu nguy cho tập đoàn quân số 8 của mình đang phòng thủ Đông Phổ, Đức phải điều bớt những lực lượng xung kích từ phía Tây sang Đông Phổ và kết quả là trong nửa cuối tháng 8, quân Đức do vị tướng [[Paul von Hindenburg]] chỉ huy đã đánh tan quân Nga ở [[trận Tannenberg]],<ref name="GilesDonogh435">[[Giles MacDonogh]], ''The Last Kaiser: The Life of Wilhelm II'', trang 435</ref> Nga mất 30.000 lính và bị bắt 95.000 tù binh, phía Đức chỉ mất 3.436 người chết và 6.800 bị thương. Trận thắng này đã chặn đứng tập đoàn quân số 1 và bao vây tiêu diệt hoàn toàn tập đoàn quân số 2 của [[phương diện quân Tây Bắc (Đế quốc Nga)|phương diện quân Tây Bắc]] của Nga, tư lệnh tập đoàn quân số 2 là tướng [[Aleksandr Vassilievich Samsonov]] buộc phải [[tự sát]], quân Nga bị đuổi khỏi Đông Phổ. NhưĐây là một chiến thắng lớn của quân lực Đức trong suốt Đại chiến thứ nhất,<ref>Ronald Pawly, ''The Kaiser's warlords: German commanders of World War I'', trang 45</ref> trận thắng tại Tannenberg có ảnh hưởng lớn đến tinh thần của dân tộc Đức, là trận đánh đáng ghi nhớ trong lòng toàn dân Đức thời đó.<ref>Dennis E. Showalter, ''Tannenberg: Clash of Empires 1914'', trang 2</ref> Quân Đức cũng đánh bại quân Nga trong [[trận Lyck]] vài ngày sau đó.<ref name="GilesDonogh435"/> Tuy nhiên, về mặt chiến lược thì cuộc tấn công của Nga đã diễn ra sớm hơn nhiều so với dự tính của Đức, khiến Đức phải rút bớt những lực lượng xung kích từ mặt trận Pháp, qua đó góp phần phá vỡ chiến lược "đánh nhanh thắng nhanh" của Đức và giảm bớt gánh nặng cho quân Anh-Pháp đang bị Đức áp đảo.
 
Tuy nhiênphía đông nam thì quân Áo–Hung lại để quân Nga đánh tan nát ở [[Trận Lemberg (1914)]]. Quân đội Áo-Hung thất bại nặng nề với 300.000 thương vong và 130.000 người bị bắt làm [[tù binh]], trong khi Nga bị tổn thất khoảng 240.000 người. Một số người [[Tiệp Khắc]] và [[người Slav]] không chịu chiến đấu cho quân đội Áo-Hung nên đã ra đầu hàng hàng loạt.<ref>Vũ Dương Ninh, Nguyễn Văn Hồng (1998), ''Lịch sử thế giới cận đại'', Nhà xuất bản Giáo dục, trang 290.</ref> Kết thúc năm 1914 tại chiến trường Đông Âu, quân Nga chiếm lĩnh toàn bộ vùng phía đông của Galicia chạy dài tới chân [[núi Carpathian]]. Người Nga suýt nữa đã tiến được đến bình nguyên [[Hungary]] vào cuối tháng 9 nhưng họ đã dừng tiến quân vì hậu cần gặp khó khăn và bị tổn thất nặng.<ref name="geoffrey342">{{harvnb|Geoffrey Parker|2006|p=342}}</ref>
 
Quân Nga rõ ràng chưa chuẩn bị tốt cho chiến tranh, trình độ sĩ quan và binh lính lạc hậu nên không thể chống lại các cuộc tấn công có tổ chức tốt của Đức, nhưng Đức lại phải chống chân cho Đế quốc Áo-Hung bị coi là "bất tài". Quân đội Nga phải chuyển sang phòng ngự. Quân Đức cũng không tấn công thêm, mặt trận phía Đông đi vào ổn định. Chỉ trong 1 năm 1915, hơn 1 triệu quân Nga bị liên quân Đức - Áo bắt giữ, nhưng hơn 1 triệu lính Áo-Hung và Đức cũng đã bị Nga bắt giữ làm tù binh.<ref>Elite 078 - Trench Warfare WWI 1914-1916 Nhà xuất bản Osprey tr 17</ref>
 
Như vậy Quân đội Đức đã phải bị động đánh nhau trên hai mặt trận và kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của nước này đã thất bại. Các bên tham chiến đi vào [[chiến tranh chiến hào]]. Thực chất, đây không phải là lần đầu tiên người Đức phải chiến đấu trên hai mặt trận: trong cuộc [[Chiến tranh Bảy năm|Chiến tranh Bảy Năm]] ([[1756]] - [[1763]]), [[Phổ (quốc gia)|Vương quốc Phổ]] dưới sự lãnh đạo tài tình của vua [[Friedrich II của Phổ|Friedrich II Đại Đế]] ([[1712]] - [[1786]]) cũng đã lâm vào tình trạng "lưỡng nan thọ địch" (người Phổ đã chiến thắng cuộc chiến tranh này do nữ hoàng Nga qua đời đột ngột khiến liên quân Nga-Áo-Pháp bị lụcmâu đụcthuẫn nội bộ).<ref>Jonathan Martin Kolkey, ''Germany on the march: a reinterpretation of war and domestic politics over the past two centuries'', trang 98</ref><ref>Anne Commire, ''Historic World Leaders: Europe (A-K)'', trang 462</ref>
 
==== Diễn biến ở các chiến trường khác trong năm 1914 ====