Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Ngụy”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 52:
 
====Thời Pháp thuộc====
Sau khi quân đội viễn chinh [[Pháp]] xâm lược và áp đặt chế độ thuộc địa ở [[Bán đảo Đông Dương|Đông Dương]] (trong đó có Việt Nam), [[Chính phủ Pháp]] đã dùng chính sách "chia để trị" và chia cắt Việt Nam ra làm 3 xứ riêng lẻ là Cochinchine ([[Nam Kỳ]]), Annam ([[Trung Kỳ]]), và Tonkin ([[Bắc Kỳ]]), 3 vùng cùng với [[Lào]] và [[Campuchia]] đã trở thành [[Liên bang Đông Dương]] (Union Indochinoise) hay còn được gọi với tên [[Liên bang Đông Dương|Đông Dương thuộc Pháp]] (Indochine française). [[Người Pháp]] tiếp tục duy trì các hoàng đế bù nhìn từ [[Đồng Khánh]], [[Thành Thái]], cho đến [[Bảo Đại]]. Vào năm [[1887]], hoàn tất quá trình xâm lược Việt Nam, người Pháp đã tổ chức ra một bộ máy cai trị khá hoàn chỉnh từ trung ương cho đến địa phương.
 
Trong thời gian cai trị Việt Nam, [[đế quốc thực dân Pháp|thực dân Pháp]] đã mua chuộc và sử dụng một số cộng sự [[người Việt]], họ cũng cho xây dựng và thành lập một số đơn vị quân đội bản xứ, nhằm hỗ trợ quân chính quy người Pháp trong việc trấn áp nghĩa quân và các lực lượng nổi dậy ở Việt Nam, tiêu biểu là [[Quân đoàn bộ binh Bắc Kỳ]], [[lính tập|lính khố xanh]], [[lính tập|lính khố đỏ]], lính khố vàng... Một số [[người Việt]] được [[toàn quyền Đông Dương]] tuyển dụng vào [[Binh đoàn Lê dương Pháp|quân đội Lê dương Pháp]]. Tất cả các đội quân này đều do sĩ quan Pháp chỉ huy. Các lực lượng nghĩa quân và nhiều người dân bản xứ gọi các đội quân này là ''ngụy quân'' hoặc ''ngụy binh''. Họ cũng gọi các triều đình bù nhìn ở Huế là ''"ngụy triều"'', thường kết hợp với niên hiệu của hoàng đế bù nhìn, như đầu [[thế kỷ 20]], các [[Nho giáo|nhà Nho]] thường gọi triều đình là ''"ngụy triều Khải Định"''.<ref>[http://tuoitrekiengiang.vn/aboutkg.php?idcate=7&PHPSESSID=79502de4d4676cd2d1733f0144c120ff GIỚI THIỆU VỀ ANH HÙNG DÂN TỘC NGUYỄN TRUNG TRỰC], 18-02-2009, Tỉnh Đoàn Kiên Giang</ref>