Khác biệt giữa bản sửa đổi của “T-34”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Duongqua56 (thảo luận | đóng góp)
Duongqua56 (thảo luận | đóng góp)
Dòng 152:
 
Trong những tài liệu được giải mã sau khi Liên Xô sụp đổ cho thấy những xe tăng T-34/76 được chế tạo vội vã vào thời kỳ đầu chiến tranh (năm 1941, 1942) với nhân công không chuyên (có cả người già, phụ nữ, trẻ em) nên thường bị trục trặc kỹ thuật. Trong trận phản công của Liên Xô ở [[Trận Stalingrad|Stalingrad]] vào mùa Đông năm 1942, 326 chiếc trên tổng số 400 xe tăng T-34 của Liên Xô tung vào trận đã bị hỏng hoàn toàn, trong đó chỉ 66 chiếc bị phá hủy khi tham chiến trực tiếp, số còn lại là tự hỏng, không thể sửa chữa trong điều kiện chiến đấu nên kíp lái phải tự phá huỷ xe để rút lui. Các thử nghiệm được Liên Xô tiến hành vào năm 1942 cho thấy chỉ 7% xe tăng T-34 được xuất xưởng trong điều kiện “hoàn hảo”, 93% còn lại được xuất xưởng trong điều kiện có trục trặc kỹ thuật chưa kịp khắc phục. Trong số 93% này, phần lớn sẽ hỏng sau 300km hoạt động và buộc phải sửa chữa lại, chỉ 8% chạy 300 km hành quân đường bộ mà không bị trục trặc gì. Trong thời kỳ này, mỗi lữ đoàn xe tăng của Liên Xô sẽ có từ 30% tới 50% xe tăng T-34 bị trục trặc trên đường hành quân ra chiến trường. Điều này cho thấy T-34 sản xuất trong thời kỳ đầu chiến tranh có nhiều vấn đề kỹ thuật. Nhưng điểm vượt trội nhất của T-34 nằm ở thiết kế đơn giản, khiến cho việc sản xuất và sửa chữa rất nhanh. Dù có nhiều xe tự hỏng, lực lượng thiết giáp Liên Xô vẫn có đủ số lượng T-34 để áp đảo đối phương. Một câu nói, được cho là của lãnh đạo Liên Xô Stalin, khẳng định ''“Bản thân số lượng cũng là một dạng chất lượng”'' (''“Quantity has a quality all its own”'').<ref>https://m.kienthuc.net.vn/quan-su/t-34-va-con-duong-lam-nen-chiec-xe-tang-huyen-thoai-2-1199807.html?fbclid=IwAR33sr1SvwmBxRXjXmsNwl4N3Q0JpaoaW2pn7-GnaLQI0JGNNUDlfDBzFPs</ref>
 
Đến giai đoạn sau chiến tranh (năm 1943 trở về sau), việc cải thiện tay nghề nhân công, khắc phục các vấn đề trong dây chuyền sản xuất đã giúp độ bền của T-34 được cải thiện đáng kể. Phần lớn các xe T-34 có thể hành quân hàng trăm km mà không bị trục trặc như các loạt xe sản xuất trước đó. Hiệu quả chiến đấu của T-34 còn được thể hiện qua tính dễ sửa chữa của nó. Có những đơn vị T-34 vào hôm trước bị hỏng hầu hết số xe của họ, trong vòng một hoặc hai ngày sửa chữa đã lại có đủ xe tăng sẵn sàng chiến đấu. Trong khi đó, xe tăng của Đức khi bị hỏng cần rất nhiều thời gian sửa chữa, nhiều khi phải đưa về tận xưởng ở Đức để sửa chữa. Vì vậy, tỷ lệ xe tăng Đức sẵn sàng chiến đấu thường chỉ dao động trong khoảng 40-60% số xe của đơn vị đó, trong khi tỷ lệ này ở T-34 thường xuyên đạt tới 80-90%. Như vậy, dù số lượng xe tăng trên giấy tờ ngang bằng nhau, thì Liên Xô vẫn có thể sẵn sàng tung vào trận đánh số xe tăng nhiều gấp đôi so với Đức. Tính năng dễ bảo dưỡng và sửa chữa của T-34 cũng là một trong những nhân tố tạo nên ưu thế của loại xe này trước các xe tăng Đức.
 
Một điểm thú vị đó là xe tăng T-34 cũng là mẫu tăng đầu tiên trên thế giới có hệ thống xoay tháp pháo bằng máy chứ không phải bằng tay. Kèm theo đó là hệ thống khớp nối tháp pháo cực kỳ đơn giản, giúp giảm thời gian lắp ráp xuống khoảng 5 tới 6 lần so với kiểu khớp nối cũ.