Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đinh Tiên Hoàng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n replaced: 2 con → hai con, 3 con → ba con, 5 con → năm con using AWB
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 246:
**Theo dã sử đã thấy 5 Hoàng hậu:
***Hoàng Thị Thi: là tên gọi của một [[Hoàng hậu nhà Đinh]] được hậu thế ghi nhận và tôn vinh ở [[Chùa Bà Ngô (Ninh Bình)|chùa Bà Ngô]], thuộc [[quần thể di tích Cố đô Hoa Lư]].<ref>Thần tích chùa Bà Ngô và một số ý kiến như trong tác phẩm "Dương Vân Nga - Non cao vực thẳm ghi nhận tên bà Ngô phu nhân là Hoàng Thị Thi</ref> Bà sinh ra thái tử [[Đinh Hạng Lang]], hai người con riêng của Bà với họ Ngô đều được gả cho hai con của Vua Đinh với người vợ cả là [[Đinh Liễn]] và [[công chúa Phất Kim]]. Bà là người có số phận bi thảm khi con trai Hạng Lang của bà rồi Vua Đinh bị sát hại, con riêng Ngô Nhật Khánh của bà bị bão dìm chết trận. Khi [[Đinh Toàn]] lên ngôi thì quyền lực về tay Đại Thắng Minh Hoàng hậu [[Dương Vân Nga]], bà đã rời bỏ Hoàng cung về ngôi chùa phía Bắc [[kinh đô Hoa Lư]] tu hành. Ngôi chùa đó được người Việt gọi là [[Chùa Bà Ngô (Ninh Bình)|chùa Bà Ngô]].
***Đinh Thị Tỉnh: là Đệ nhị cung phi trong Hoàng cung nhà Đinh. Bà là người có nhan sắc, tài nghệ văn chương và tinh thông võ nghệ. Bà được thờ ở đền Thánh Mẫu, xã Đông Sơn, Đông Hưng, [[Thái Bình]]. Trong sắc phong ở đền thờ hoàng hậu triều Đinh có ghi: "Trinh Thục hoàng hậu" và "Đệ nhị cung phi". Trong số 5 bà hoàng hậu triều Đinh, hoàng hậu thứ 2 có tên là Trinh Minh Hoàng hậu. Rất có khả năng tên của 2 vị này là 1 người (Trinh Minh – Trinh Thục). Tương tự như Trường hợp của Bà tổ nghề may [[Nguyễn Thị Sen (hoàng hậu)|Nguyễn Thị Sen]] thần tích ghi chép là Tứ phi Hoàng hậu, đối chiếu với tên gọi 5 Hoàng hậu tương đương với tên gọi Cồ Quốc.
***[[Dương Vân Nga]]: là hoàng hậu của 2 vua Đinh Tiên Hoàng và [[Lê Đại Hành]] trong lịch sử Việt Nam. Bà đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc chuyển giao quyền lực từ [[nhà Đinh]] sang [[nhà Tiền Lê]]. Người con trai của bà với Đinh Tiên Hoàng tên Đinh Toàn, là vua cuối của nhà Đinh còn người con gái của bà với [[Lê Đại Hành]] là [[Lê Thị Phất Ngân]] trở thành hoàng hậu của Lý Thái Tổ, mẹ vua Lý Thái Tông sau này. Vì là một người đàn bà quyền lực của nhiều triều đại, sử sách thường gọi bà với cái tên trang trọng là Dương hậu hay Dương thái hậu. Hiện nay, trong các đền thờ, tên đường và các tác phẩm văn học nghệ thuật, người Việt gọi bà là Thái hậu [[Dương Vân Nga]]. Theo giai thoại dân gian, [[Dương Vân Nga]] là con gái của ông Dương Thế Hiển, quê ở vùng [[Nho Quan]], [[Ninh Bình]]. Cái tên Vân Nga là ghép từ Vân Long và Nga My là tên thôn quê cha mẹ bà<ref>[http://www.ninhbinh.gov.vn/web/guest/danh-nhan-van-hoa/-/asset_publisher/6gpS/content/thai-hau-duong-van-nga-952-1000-1;jsessionid=F6F2F6D83A6F353644A91787E2BC88CC?redirect=%2Fweb%2Fguest%2Fdanh-nhan-van-hoa Thái Hậu Dương Vân Nga (952-1000)]. Cổng thông tin điện tử tỉnh Ninh Bình. [Ngày 15 tháng 8 năm 2013].</ref> Từ khi Vua Đinh và Thái tử [[Đinh Hạng Lang]] (con trai của Hoàng hậu Đan Gia) bị sát hại, Dương Vân Nga mới thực sự làm chủ Hậu cung với tư cách là mẹ của Vua mới [[Đinh Toàn]]. Lê Hoàn sau khi chiến thắng quân Tống lập nên [[nhà Tiền Lê]]. Dương Vân Nga trở thành một trong năm Hoàng hậu của Lê Đại Hành.
***[[Nguyễn Thị Sen (hoàng hậu)|Nguyễn Thị Sen]]: là tứ phi Hoàng hậu của vua Đinh Tiên Hoàng trong [[lịch sử Việt Nam]], Bà được coi là bà tổ nghề may. Bà quê quán ở làng Trạch Xá, xã Hòa Lâm huyện [[Ứng Hòa]], [[Hà Nội]]. Theo thần tích đền thờ tổ nghề ở Trạch Xá, Bà tổ của nghề may là [[Nguyễn Thị Sen (hoàng hậu)|Nguyễn Thị Sen]], một người con gái xinh đẹp, đảm đang của làng Trạch Xá. Với sự khéo léo và sáng tạo, bà đã giúp các cung nữ phát triển, sáng tạo được nghề may trong cung vua. Sau khi Vua Đinh Tiên Hoàng mất, quyền lực hậu cung rơi vào tay [[Dương Vân Nga]] và [[Lê Hoàn]],<ref>[http://tapchicongthuong.vn/ba-to-cua-nghe-may-nguyen-thi-sen-20130822024653579p17c352.htm Bà tổ của nghề may - Nguyễn Thị Sen]</ref> bà đã từ giã hoàng cung cùng với con gái trở về quê hương truyền dạy nghề cho nhân dân trong làng. Khi mất bà được lập đền thờ và tôn làm bà tổ nghề áo dài truyền thống.
***Dương Thị Nguyệt: là Hoàng hậu được thờ ở thôn Đặng Xá, xã Văn Xá, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Bà là người đã sinh ra công chúa Đinh Thị Ngọc Nương cũng được dân lập đền thờ. Bà được xem là người đã được Vua Đinh Tiên Hoàng giao về xứ Thanh truyền dạy trò Xuân Phả cho dân làng. Hoàng hậu Dương Thị Nguyệt còn được thờ ở đình Tam Chúc (Hà Nam) và Nghè Xuân Phả ở Thanh Hóa.
*Con: