Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hoa Hạ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 26:
 
== Ảnh hưởng xung quanh ==
Quan niệm về Hoa Hạ, về Trung Quốc ảnh hưởng đến các quốc gia [[Việt Nam]][[Nhật Bản]] trong thời gian rất dài. Học giả người Nhật là [[Asami Keisai]] từng luận về Trung Quốc, có viết: [''"Nước tôi (chỉ Nhật Bản) biết đạo Xuân Thu thì nước tôi là chủ thể. Nếu coi nước tôi là chủ thể, thì thiên hạ đại nhất thống là đứng ở gốc độ của nước tôi nhìn sang nước khác (ám chỉ Trung Quốc), đó cũng chính là tôn chỉ của Khổng Tử.... Khổng Tử mà sinh ra ở Nhật Bản thì sẽ từ Nhật Bản mà luận ra tôn chỉ Xuân Thu. Hiểu như vậy mới đúng là người biết học sách Xuân Thu"''].
 
Theo đó, bất kỳ quốc gia nào theo tôn chỉ Khổng - Mạnh, sùng bái lễ giáo, đều có tư cách xưng mình là Hoa Hạ, là Trung Quốc. Đấy là những khái niệm không mang tính [[địa lý]], mà chỉ mang tính [[thế giới quan]] kèm chủ nghĩa văn minh. CácNgoài việc mô phỏng lễ nghi và quy tắc bộ máy quan lại như Trung Quốc, các sách sử Việt Nam cũng rất nhiều lần đề cập đến chủ nghĩa này, như [[Đại Việt sử ký toàn thư]], vào năm [[1104]] từng có đoạn: [''"Trước đây, Lý Giác trốn sang Chiêm Thành, nói tình hình hư thực của Trung Quốc (tức Đại Việt)"'']<ref>Nguyên văn: 初李𮗓亡占城言'''中國'''虚實.</ref>. Hoặc vào [[tháng 8]] năm [[1427]], sau khi đuổi người Minh về, [[Lê Thái Tổ]] ban dụ cho cả nước, có viết: [''"Giặc còn ở Trung Quốc, dân chúng còn chưa yên, các ngươi liệu có yên không? Trước kia, họ Hồ vô đạo, giặc thừa dịp ấy mà cướp nước ta"'']<ref>Nguyên văn: 八月諭天下曰: 賊在中國, 民猶未定, 於汝安乎? 昔胡氏無道, 賊因此而奪我國家.</ref>.
 
Đỉnh điểm sángchứng chói nhấtminh cho chủ nghĩa Hoa Hạ-Trung Quốc được tôn sùng ở Việt Nam, là bài [''"Biện di luận"''] của [[Lý Văn Phức]]:
{{Cquote|Từ xưa, có Trung hoa thì có Di Địch, ấy là sự ngăn cách tự nhiên của trời đất. Hoa là Hoa mà Di là Di, cũng là sự phân biệt nghiêm minh của thánh hiền. Hoa là Hoa, bất kể bản thân văn minh không man mọi, hay không man mọi nhưng lại bị coi là man mọi, đều không thể không biện luận cho rõ ràng được. Xét, di được gọi là di, kinh truyện thánh hiền coi là kẻ khác nên Chu Công phải thảo phạt. Cớ sao vậy? Có bọn chuyên làm việc bạo ngược không biết lễ nghĩa danh phận, như Kinh Sở thời xưa, cũng lại có bọn đem cả nước ra làm trò bịp bợm, bất chấp cương thường đạo nghĩa của người ta, như bọn man di giảo quyệt Đông Tây Dương thời nay vậy; gọi chúng là di là vì cách làm của chúng.