Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thái hậu”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 5:
* '''[[Hoàng thái hậu]]''': dành cho mẹ của các [[Hoàng đế]].
* '''[[Vương thái hậu]]''': dành cho mẹ của các [[Quốc vương]].
 
Ngoài ra, [''"Thái hậu"''] cũng là dạng viết tắt của tước hiệu [[Thái hoàng thái hậu]].
 
== Từ nguyên ==
Hàng 11 ⟶ 13:
Theo đó, thời [[Tiên Tần]], khi [[Tần Chiêu Tương vương]] tôn mẹ là Mị thị làm [[Tuyên Thái hậu]], thì khi đó mới có danh vị Thái hậu dùng để gọi mẹ của quân vương. Về sau, [[Triệu Hiếu Thành vương]] cũng theo cách của nhà Tần, tôn xưng mẹ ruột [[Hiếu Uy Thái hậu]]. Thời [[Tần Thủy Hoàng|Tần vương Chính]] tại vị, [[Hoa Dương Thái hậu]] là tổ mẫu của Quốc vương, nhưng vẫn như cũ được gọi là Thái hậu, có thể thấy vào lúc này chưa có những tôn hiệu cụ thể cho các Tổ mẫu Thái hậu của Quốc vương.
 
Vào thời [[nhà Tần]], khi Tần vương Chính lên ngôi [[Hoàng đế]], đã quy định mẹ của Hoàng đế gọi là ['''Hoàng thái hậu''']. Song khi đó Hoa Dương Thái hậu đã qua đời, còn mẹ của Thủy Hoàng là [[Triệu Cơ]] khi ấy cũng đã qua đời trước khi ông xưng Đế, và Thủy Hoàng chỉ có thể truy tôn bà làm '''Đế Thái hậu''' (帝太后), cũng không truy tôn gì thêm cho bà nội là Hoa Dương Thái hậu. Từ thời [[nhà Hán]], tôn vị quy định của Hoàng thái hậu rất chặt chẽ, và người đầu tiên trở thành Hoàng thái hậu khi còn sống là [[Lữ hậu]], - Hoàng hậu của [[Hán Cao Tổ]] Lưu Bang.
 
Chữ 「'''Thái'''; 太」, cũng giống chữ 「'''Đại'''; 大」, đều mang ý nghĩa to lớn, cộng thêm tư tưởng ''"Lấy hiếu vị Thiên"'' đã khiến địa vị của các Thái hậu rất đặc biệt trong triều đình của các quốc gia Đông Á, bao trùm và có khả năng ảnh hưởng đến Hoàng đế. Điều này đã khiến xuất hiện các hiện tượng Thái hậu chuyên quyền, Lâm triều công khai [[nhiếp chính]], có ảnh hưởng sâu rộng trong văn hóa và lịch sử, mà điển hình là [[Từ Hi Hoàng thái hậu]].