Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hiệp định Genève 1954”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Rotire (thảo luận | đóng góp)
Rotire (thảo luận | đóng góp)
Dòng 53:
 
==Triệu tập hội nghị==
Theo [[Phó Thủ tướng Chính phủ (Việt Nam)|Phó Thủ tướng]] kiêm Ngoại trưởng [[Vũ Khoan]], Hội nghị Genève là một sự dàn xếp của các nước lớn gồm: [[Liên Xô]], [[Hoa Kỳ|Mỹ]], [[Anh]] và [[Pháp]]. Do [[Trung Quốc]] lúc đó chưa có ghế trong [[Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc]] nên chưa được tham gia. Hội nghị được tổ chức khi [[Iosif Vissarionovich Stalin|Stalin]] vừa qua đời, nội bộ Liên Xô chưa ổn định và nước này có nhu cầu hòa hoãn với phương Tây. [[Pháp]] thì đang kiệt quệ ở [[Bán đảo Đông Dương|Đông Dương]], [[Anh]] tham gia với mục đích vớt vát vai trò đang mai một do thiệt hại từ [[Chiến tranh thế giới thứ hai|Thế chiến II]] và do đang phải đối phó với [[Phong trào giải phóng dân tộc|phong trào đòi độc lập]] của các [[thuộc địa]]. Các nước này đều có nhu cầu ngồi lại với nhau. Riêng [[Hoa Kỳ|Mỹ]], nước này muốn duy trì thế thao túng với Tây Âu nên không tham gia, thậm chí phá rối Hội nghị. Do phải đơn phương đối đầu với phương Tây, [[Liên Xô]] cũng cần [[Trung Quốc]] tham gia Hội nghị làm tăng thế cân bằng. Về phía [[Trung Quốc]], nước này với ưu thế là tham chiến ở [[Triều Tiên]], là một nước lớn và có chung [[biên giới]] với cả Triều Tiên và Đông Dương. Trung Quốc cũng muốn tham gia hàng ngũ các [[cường quốc]] và có ghế trong [[Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc|Hội đồng Bảo an]].<ref name="vanhoanghean.com.vn">[http://www.vanhoanghean.com.vn/chuyen-muc-goc-nhin-van-hoa/nhung-goc-nhin-van-hoa/gio-ne-vo-de-lai-bai-hoc-gi Giơ-ne-vơ để lại bài học gì?], Vũ Khoan, Văn hóa Nghệ An, 14 Tháng 7 2014</ref>
 
Ngày 25/1/1954, bốn nước [[Anh]], [[Pháp]], [[Hoa Kỳ|Mỹ]], [[Liên Xô]] gặp nhau tại khu vực do [[Hoa Kỳ|Mỹ]] kiểm soát ở [[Berlin]] nhằm giải quyết việc thống nhất nước Đức. Tại Hội nghị này ngoại trưởng Pháp [[Georges Bidault]] gặp riêng Ngoại trưởng Liên Xô [[Vyacheslav Mikhailovich Molotov|Molotov]], Ngoại trưởng Anh Eden và Ngoại trưởng Mỹ Dulles để thuyết phục các nước này đưa vấn đề Đông Dương ra thảo luận tại một hội nghị sẽ được tổ chức trong [[tương lai]]. Trước đó, Molotov đã đề nghị với Bidault rằng [[Liên Xô]] sẽ giúp [[Pháp]] thu xếp đình chiến tại Đông Dương với điều kiện [[Pháp]] rút khỏi [[Cộng đồng Phòng thủ châu Âu]] nhưng Pháp từ chối. Hội nghị ở Berlin kết thúc ngày 18/2/1954 mà không mang lại kết quả nào về việc thống nhất nước Đức tuy nhiên các bên tham dự đồng ý lời đề nghị của Ngoại trưởng Liên Xô Molotov mở cuộc đàm phán bao gồm 5 nước lớn tại Genève vào ngày 26/4/1954 để bàn về việc hòa giải và tái lập hòa bình tại Triều Tiên và Đông Dương.<ref>Why Vietnam, Archimedes L.A Patti, Nhà xuất bản Đà Nẵng, 2008, trang 701-702</ref>