Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Liên Xô”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Rotire (thảo luận | đóng góp)
Duongqua56 (thảo luận | đóng góp)
Dòng 484:
 
Đến giữa những năm 1980, nền kinh tế Xô viết đã bộc lộ những điểm yếu rất lớn. Tuy vẫn duy trì được vị thế [[nền kinh tế lớn thứ hai thế giới]] (chỉ kém Mỹ) với GDP đạt 2,66 nghìn tỷ USD (năm 1990)<ref name="theodora.com"/>, có nền khoa học kỹ thuật tiên tiến, nhưng nền kinh tế Liên Xô đã bị lạc hậu hơn so với các nước kinh tế thị trường phát triển nhất như Mỹ, Nhật, Đức. Trong nền kinh tế tích tụ rất nhiều mâu thuẫn ảnh hưởng lớn lên xã hội và đó là nguyên nhân để Tổng bí thư Gorbachov tiến hành cải cách [[perestroika|cải tổ]] (''perestroika''), tuy nhiên cải cách chỉ tập trung vào cơ cấu chính trị trong khi không quan tâm đến cải cách mô hình kinh tế nên đã thất bại và Liên Xô sụp đổ.
 
Tuy nhiên, nếu nhìn kỹ vào nước Nga đầu thế kỷ 21, những di sản và tài sản khổng lồ của nền kinh tế, khoa học-kỹ thuật thời kỳ Xô Viết vẫn còn tồn tại. Đa số nhà máy nhiệt điện, thủy điện, điện hạt nhân, các tòa nhà của các cơ quan hành chính, các chung cư, hệ thống giao thông - đều là các công trình Xô Viết. Các xí nghiệp lớn còn hoạt động hiện nay cũng đều được chính quyền Xô Viết xây dựng. RusAl (Nhà máy sản xuất nhôm), NHK (Tập đoàn sản xuất kim loại Magnitogorsk), Nornikel (Nhà máy sản xuất nikel), KAMAZ, GAZ và rất nhiều nhà máy, xí nghiệp khổng lồ khác của Nga hiện nay đều hình thành dưới thời kỳ Xô Viết<ref>https://soha.vn/sup-do-hon-26-nam-hinh-bong-sieu-cuong-lien-xo-hien-huu-trong-long-nuoc-nga-nhu-the-nao-20171231130425094.htm</ref>
 
Các quốc gia thành viên của Hội đồng Tương trợ Kinh tế: