Khác biệt giữa bản sửa đổi của “BM-21”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Duongqua56 (thảo luận | đóng góp)
Duongqua56 (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 77:
Một số nước đã tự chế tạo các phiên bản của BM-21, như [[Trung Quốc]] chế tạo [[pháo phản lực kiểu 89]] với hệ thống nạp đạn tự động.
 
==Tại Việt Nam==
Tại Việt Nam, ngàyNgày 9/8/1978, Trung tướng Lê Trọng Tấn, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã ký Quyết định số 589/QĐ-QP về việc thành lập Trung đoàn Pháo hỏa tiễn thuộc Bộ Tư lệnh Pháo binh, lấy phiên hiệu là Trung đoàn 204, địa điểm đóng quân tại khu vực Trường bắn Hòa Lạc (huyện Thạch Thất, Hà Nội). Đây là trung đoàn pháo hỏa tiễn đầu tiên của Việt Nam. Tháng 2/1979, cuộc [[chiến tranh biên giới phía Bắc]] bùng nổ, ngày 18/2/1979, toàn trung đoàn vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu cấp 3 và làm công tác chuẩn bị đi chiến đấu trên hướng Quân khu 1, Quân khu 2. Đúng 17 giờ ngày 28/2/1979, toàn trung đoàn xuất phát. Đến 6 giờ, sáng 29/2/1979, một nửa trung đoàn (gồm 24 xe phóng) đã vào đến vị trí tập kết ở xã Cai Kinh (huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn). Theo kế hoạch, 5 giờ sáng 3/3/1979, trung đoàn sẽ bắn vào sân vận động Lạng Sơn và ga tàu hỏa thị trấn Đồng Đăng. Nhưng sau đó Trung Quốc tuyên bố rút quân, nên khoảng 24 giờ ngày 2/3/1979, trung đoàn nhận được lệnh tạm ngừng chiến đấu, hành quân về đơn vị.
 
Hiện nay, quân đội Việt Nam vẫn tiếp tục duy trì BM-21 trong biên chế. Tổng cục Kỹ thuật (Bộ Quốc phòng) đã cải tiến BM-21 lên phiên bản BM-21M-1. Sau khi áp dụng các công nghệ mới, BM-21M-1 có khả năng tính toán, hiệu chỉnh và điều khiển tự động lấy các phần tử bắn nhanh, chính xác; tích hợp hệ thống thông tin, truyền dữ liệu bảo đảm tác chiến trong mọi điều kiện địa hình, thời tiết, ngày và đêm. Kíp xe của BM-21M-1 rút gọn từ 5 người xuống 4 người. Việc tính toán phần tử bắn, điều chỉnh hướng phóng được chuyển từ thủ công, bán thủ công sang tự động. Thời gian chuẩn bị trước khi bắn của BM-21M-1 rút gọn từ 14 phút xuống chỉ còn 1,5 phút.