Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nhà Tây Sơn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Duongqua56 (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 71:
'''Nhà Tây Sơn''' ([[chữ Nôm]]: 家西山, [[chữ Hán]]: 西山朝 / '''Tây Sơn triều''') là một [[triều đại]] [[quân chủ]] trong [[lịch sử Việt Nam]] tồn tại từ năm [[1778]] đến năm [[1802]], được thành lập trong bối cảnh [[Trịnh-Nguyễn phân tranh|tranh chấp quyền lực]] cuối thời [[Nhà Lê trung hưng|Lê Trung hưng]] ([[1533]]–[[1789]]). Theo cách gọi của phần lớn sử gia, nhất là các sử gia hiện đại<ref>Từ đầu thế kỉ 20.</ref> tại Việt Nam thì "'''nhà Tây Sơn'''" được dùng để gọi triều đại của anh em [[Nguyễn Nhạc]], [[Nguyễn Lữ]] và [[Nguyễn Huệ]] để phân biệt với [[nhà Nguyễn]] của [[Gia Long|Nguyễn Ánh]] (vì cùng họ [[Nguyễn]]). Ngoài ra, "'''Tây Sơn'''" cũng chỉ các [[lãnh tụ]] và [[quân đội]] khởi nghĩa xuất thân từ ấp [[Tây Sơn, Bình Định|Tây Sơn]]; cũng được dùng làm tên cuộc chiến của Tây Sơn.
 
Người nắm quyền đầu tiên của nhà Tây Sơn là [[Nguyễn Nhạc]], người anh cả, lên ngôi năm [[1778]]. Tới năm [[1788]], [[Nguyễn Nhạc]] nhường ngôi cho em là [[Nguyễn Huệ]], chính là Quang Trung hoàng đế.
 
Một trong những công tích lớn nhất của '''nhà Tây Sơn''' trong [[lịch sử Việt Nam|lịch sử dân tộc]] là đã tiến đến rất gần công cuộc thống nhất và [[Nam tiến|mở rộng lãnh thổ đất nước]] sau hàng trăm năm Việt Nam bị chia cắt bởi các cuộc tranh giành quyền lực giữa các thế lực lớn [[Nhà Mạc|Mạc]] –[[Chúa Trịnh|Trịnh]] – [[Chúa Nguyễn|Nguyễn]] kể từ khi [[nhà Lê sơ]] ([[1428]]–[[1527]]) bị sụp đổ, đồng thời [[triều đại]] này đã 2 lần đánh bại quân xâm lược ngoại quốc (quân [[Xiêm La]] và quân [[nhà Thanh]]) bằng những [[chiến dịch quân sự]] thần tốc. Tuy nhiên, năm [[1792]], vua [[Quang Trung]] ([[Nguyễn Huệ]]) đột ngột qua đời khi còn khá trẻ, người kế vị là [[Nguyễn Quang Toản|Quang Toản]] còn quá nhỏ (9 tuổi) đã khiến nhà Tây Sơn không có [[lãnh đạo]] đủ năng lực, ưu thế dần chuyển sang [[Nguyễn Ánh]], một hậu duệ của dòng họ [[Chúa Nguyễn]] nắm quyền trên đất [[Đàng Trong]] trước kia.
 
Triều đại Tây Sơn tồn tại khoảng 24 năm thì sụp đổ sau khi [[Gia Long|Nguyễn Ánh]] tiến hành một cuộc [[chiến tranh toàn diện]] để tiêu diệt nhà Tây Sơn và thành lập [[nhà Nguyễn]]. Đối với [[Nhànhà Nguyễn]], nhà Tây Sơn bị xem là "giặc phản loạn" do họ đã đánh đổ thế lực của chúa Nguyễn, và sau này [[nhà Nguyễn]] tìm nhiều cách xóa bỏ uy tín và những di tích liên quan tới nhà Tây Sơn. Nhưng [[Nhân dân|người dân]] vẫn ghi nhớ những chiến tích và công lao của triều Tây Sơn, nhiều nơi đã lập đền thờ các vị vua, tướng lĩnh của triều đại này. Ngày nay, nhà Tây Sơn được coi là một triều đại chính thống của Việt Nam, hoàng đế [[Quang Trung]] được coi là người [[Anh hùng dân tộc Việt Nam|anh hùng dân tộc]] với những chiến công chống ngoại xâm và cũng là người đề ra nhiều cải cách quan trọng trong xây dựng đất nước.<ref name=autogenerated2a>{{harvnb|Trần Trọng Kim|1971|p=158}}.</ref>
 
==Bối cảnh lịch sử==
Dòng 87:
Từ giữa [[thế kỷ 18]], người nông dân bị bần cùng và họ đã đứng lên khởi nghĩa cả ở [[Đàng Ngoài]] lẫn [[Đàng Trong]]. So với Đàng Trong, phong trào nông dân Đàng Ngoài mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, các cuộc khởi nghĩa [[Nguyễn Hữu Cầu|quận He]] ([[Nguyễn Hữu Cầu]]), [[Nguyễn Danh Phương|quận Hẻo]] ([[Nguyễn Danh Phương]]), [[chàng Lía]], [[Hoàng Công Chất]]... ở Đàng Ngoài và Đàng Trong nhìn chung đều chưa đủ quy mô, sức mạnh và sự liên kết cần thiết để đánh đổ chính quyền cai trị. Mặt khác, những người cầm quyền lúc đó như [[Trịnh Doanh]] ở Đàng Ngoài và [[Nguyễn Phúc Khoát]] ở Đàng Trong có đủ tài năng, uy tín để huy động lực lượng trấn áp các cuộc khởi nghĩa.
 
Cuối đời chúa [[Nguyễn Phúc Khoát]], ông trở nên lười nhác, ham hưởng lạc mà bỏ bê triều chính. Các quan lại cấp dưới cũng học theo thói xa xỉ đó, nạn tham ô, hối lộ cũng vì thế mà ngày càng nghiêm trọng. [[Lê Quý Đôn]] trong ''[[Phủ Biênbiên tạp lục]]'' có nhận xét về thời kỳ cuối chúa Nguyễn là: ''“… từ quan to đến quan nhỏ, nhà cửa chạm trổ, tường xây bằng gạch đá, trướng vóc màn the, đồ dùng toàn bằng đồng, bằng sứ, bàn ghế bằng gỗ đàn, gỗ trắc, ấm chén bằng sứ, yên ngựa – dây cương đều nạm vàng, nạm bạc, quần áo là lược, nệm hoa, chiếu mây, lấy phú quý phong lưu để khoe khoang lẫn nhau… Họ coi vàng bạc như cát, thóc gạo như bùn, hoang phí vô cùng…”''.<ref>http://tuanbaovannghetphcm.vn/thu-ngo-gui-ong-tran-duc-cuong-chu-tich-hoi-khoa-hoc-lich-su-viet-nam/</ref> Triều đình ngày càng suy yếu, lòng dân chán ghét, các cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra báo hiệu sự cai trị của [[chúa Nguyễn]] đã sắp đến hồi kết.
 
==Phân tích==
Dòng 93:
Ba anh em Tây Sơn, [[Nguyễn Nhạc]], [[Nguyễn Lữ]] và [[Nguyễn Huệ]], được gọi là "'''Tây Sơn tam kiệt'''". Các nguồn tài liệu về thân thế Nguyễn Huệ và anh em Tây Sơn chưa hoàn toàn thống nhất.
 
Các sách ''[[Đại Việt sử ký tục biên]]'', ''[[Đại Nam thực lục|Đại Nam thực lục tiền biên]]'', ''Đại Nam chính biên liệt truyện'', [[Khâm định Việt sử Thông giám cương mục|''Khâm định Việt sử Thông giám cương mục'']] đều ghi các thủ lĩnh Tây Sơn là họ Nguyễn, nhưng không nói tổ tiên là họ gì.
 
Quê gốc của 3 anh em nhà Tây Sơn ở làng Thái Lão huyện Hưng Nguyên, đến năm [[1986]] được nâng lên thành Thị trấn Thái Lão, đến năm [[1998]], thị trấn Thái Lão hợp nhất với xã Hưng Thái thành thị trấn Hưng Nguyên ngày nay.
 
Từ năm [[1558]], [[Nguyễn Hoàng]] chạy vào [[Thuận Hóa]] đến năm [[1672]], chúa Nguyễn đàng Trong và chúa Trịnh đàng Ngoài đánh nhau cả thảy 7 lần. Trong lần thứ 5 ([[1655]]-[[1656]]), quân Nguyễn tràn qua Hưng Nguyên lùa bắt dân cùng với tù binh đưa vào Nam (để khai thác vùng Thuận-Quảng đất rộng người thưa) trong đó có ông tổ 4 đời của anh em nhà Tây Sơn là Hồ Phi Long...
 
Tổ tiên nhà Tây Sơn vốn [[hồ (họ)|họ Hồ]] ở làng Hương Cái, huyện Hưng Nguyên, tỉnh [[Nghệ An]]. Họ theo chân [[chúa Nguyễn]] vào lập nghiệp [[miền Nam]] khi chúa Nguyễn vượt [[Lũy Thầy]] đánh ra đất Lê - Trịnh tới [[Nghệ An]] ([[1655]]). Ông cố của ba anh em Tây Sơn tên là Hồ Phi Long vào giúp việc cho nhà họ Đinh (ở thôn Bằng Chân, huyện Tuy Viễn, tức An Nhơn), cưới vợ họ Đinh và sinh được một trai tên là Hồ Phi Tiễn. Hồ Phi Tiễn không theo việc nông mà bỏ đi buôn trầu ở [[ấp Tây Sơn]], cưới vợ và định cư tại đó. Vợ của Hồ Phi Tiễn là Nguyễn Thị Đồng, con gái duy nhất của một phú thương đất Phú Lạc, do đó họ đổi họ của con cái mình từ họ Hồ sang [[Nguyễn|họ Nguyễn]] của mẹ. Người con là Nguyễn Phi Phúc cũng chuyên nghề buôn trầu và làm ăn phát đạt. Cũng có tài liệu cho rằng họ Hồ đã đổi theo họ [[chúa Nguyễn]] ngay từ khi mới vào Nam.<ref>Xem [http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/sach/HXH/hxhuong.html Trung chi II họ Hồ Quỳnh Đôi] và [http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/sach/HXH/TieuChiCuAn.html Tiểu chi Cụ Án, Trung chi 5]</ref><ref>[[Việt Nam sử lược]], [[Trần Trọng Kim]], trang 70, bản điện tử.</ref><ref>[[Khâm định Việt sử Thông giám cương mục]], Quốc sử quán triều Nguyễn, bản điện tử, trang 294.</ref>.
Dòng 198:
:"Từ [[Bến Nghé]] tới [[Thành phố Hồ Chí Minh|Sài Gòn]] xác chết ngổn ngang, vứt cả xuống [[sông]], nước không chảy được, hai ba [[tháng]] sau dân cũng không dám ăn [[tôm]], [[cá]]... mọi người đều khổ sở".
Sách ''Lịch sử nội chiến ở Việt Nam từ 1771 đến 1802'' của [[Tạ Chí Đại Trường]] trích dẫn từ ''Đại Nam thực lục, Đại Nam liệt truyện'' và thư của các linh mục có mặt ở [[Gia Định]] lúc đó miêu tả vụ phá hủy khu người Hoa ở [[Chợ Lớn]] năm 1782 của Nguyễn Nhạc:<ref>Tạ Chí Đại Trường, 2015, Lịch sử nội chiến ở Việt Nam từ 1771 đến 1802, tr. 109.</ref>
:<nowiki>''Người Trung Hoa, bất luận binh lính hay dân buôn, mới đến hay ở lâu, đều bị bắt giết, thây chất ngổn ngang vất đầy sông ngòi, đến nổi nước ấy không chảy, cả tháng hơn người ta không ai dám ăn tôm cá, uống nước sông. (...) Những ai có hàng Trung Hoa trong nhà như vải, lụa, trà thuốc, hương giấy... đều vứt cả ra đường mà không người dám lượm. Andre Tôn (thư ngày 1-/7-/1784) nói có từ 10.000 đến 12.000 người chết''</nowiki>
 
== Đánh bại liên quân Xiêm - Nguyễn Ánh ==
Trong thời gian còn chống trả Tây Sơn tại [[Nam Bộ Việt Nam|Nam Bộ]], [[Gia Long|Nguyễn Ánh]] nhiều lần thông qua giám mục [[Pigneau de Behaine|Pigneau de Béhaine]] (hay [[Pigneau de Behaine|Bá Đa Lộc]]) để cầu viện người [[Pháp]] nhưng không thu được nhiều kết quả. Do đó Ánh có ý chuyển sang cầu viện ở [[Xiêm|Xiêm La]].
 
Dòng 228:
===Đánh chiếm Phú Xuân===
{{Chính|Chiến dịch Phú Xuân 1786}}
 
Tại [[Đàng Ngoài|Bắc Hà]], năm [[1782]], Tĩnh Đô vương [[Trịnh Sâm]] chết. Con nhỏ [[Trịnh Cán]] được lập. Phe người con lớn là [[Trịnh Khải|Trịnh Tông]] (hay [[Trịnh Khải]]) làm binh biến giết quan phụ chính là Huy quận công [[Hoàng Đình Bảo|Hoàng Tố Lý]] ([[Hoàng Đình Bảo]], cháu lão tướng [[Hoàng Ngũ Phúc]]) đưa [[Trịnh Khải|Trịnh Tông]] lên ngôi, tức là Đoan Nam vương ([[1782-]]–[[1786]]).
 
Một tướng cùng phe với quận Huy là [[Nguyễn Hữu Chỉnh]] không hợp tác với Trịnh Tông, bỏ chạy vào nam hàng Tây Sơn và được [[Nguyễn Nhạc]] rất tín nhiệm.
 
Bắc Hà ngày một suy yếu. Kinh thành [[Thăng Long]] bị quân kiêu binh - những kẻ có công tôn lập chúa Trịnh - càn quấy, tàn phá. Sau khi đánh bật được Nguyễn Ánh ra khỏi lãnh thổ, Nguyễn Nhạc quyết định đánh chiếm [[Cố đô Huế|Phú Xuân]] (đất cũ của [[chúa Nguyễn]]). Năm [[1786]], ông cử Nguyễn Huệ làm tổng chỉ huy đánh ra Bắc.
 
Về phía Trịnh, năm [[1775]], sau khi nhận hàng Nguyễn Nhạc, lão tướng [[Hoàng Ngũ Phúc]] rút đại quân về Bắc, để lại Phạm Ngô Cầu và Hoàng Đình Thể giữ thành Phú Xuân, sau đó không lâu qua đời.
Hàng 247 ⟶ 248:
Nguyễn Huệ vào thành Thăng Long yết kiến vua [[Lê Hiển Tông]]. Tuy về danh nghĩa [[Nguyễn Huệ]] trao trả quyền chính lại cho vua Lê và nhận phong Nguyên súy Dực chính phù vận Uy quốc công, nhưng trong thực tế, ông nắm toàn bộ quyền chính ở [[Bắc Hà]]. Do sự sắp xếp của Nguyễn Hữu Chỉnh, vua Lê Hiển Tông gả công chúa [[Lê Ngọc Hân|Ngọc Hân]] cho Nguyễn Huệ.
 
Tháng 7 năm [[1786]], vua [[Lê Hiển Tông]] qua đời, thọ 70 tuổi. Do ý kiến của [[Lê Ngọc Hân|công chúa Ngọc Hân]] thiên về lập hoàng thân Lê Duy Cận (anh của Ngọc Hân), [[Nguyễn Huệ]] muốn hoãn lễ đăng quang của Lê Duy Kỳ. Nhưng do áp lực của tôn thất nhà Lê đối với Ngọc Hân, Nguyễn Huệ đành thu xếp cho Lê Duy Kỳ lên ngôi vua, đó là vua [[Lê Chiêu Thống]]. Ít lâu sau, Nguyễn Huệ đem công chúa Ngọc Hân cùng [[Nguyễn Nhạc]] rút quân về Nam.
 
===Dẹp tàn dư chúa Trịnh===
Sau khi quân Tây Sơn rút đi, các thế lực của [[chúa Trịnh]] từng bỏ trốn khi Tây Sơn kéo ra như [[Đinh Tích Nhưỡng]], [[Hoàng Phùng Cơ]] trỗi dậy, lập [[Trịnh Bồng]] lên ngôi vương, tức là Án Đô vương, tái lập chính quyền chúa Trịnh.
 
Vua Lê Chiêu Thống đang muốn chấn hưng [[nhà Lê]] bèn mời [[Nguyễn Hữu Chỉnh]] đang trấn ở [[Nghệ An]] ra dẹp [[Trịnh Bồng]]. Chỉnh nhanh chóng đánh tan quân Trịnh, đốt phủ chúa, [[Trịnh Bồng]] bỏ đi mất tích. Họ Trịnh mất hẳn, nhưng [[Nguyễn Hữu Chỉnh]] lại lộng hành như [[chúa Trịnh]] trước kia.
 
{{Lịch sử Việt Nam}}
Hàng 354 ⟶ 355:
Trong lúc tình hình hết sức khẩn cấp, [[Bá Đa Lộc]] và những sĩ quan Pháp trong quân Nguyễn Ánh liệu thế không chống đỡ nổi Quang Trung, tính chuyện bỏ trốn. Trong thư gửi cho M. Létondal ngày 14/9/1791, giám mục Bá Đa Lộc viết: ''“… Nhà vua đã không biết lợi dụng cơ hội mà ông ta có được để đánh bại kẻ thù, mà lại để chúng có thì giờ hoàn hồn và chúng thấy rõ tất cả những đồn đại về việc người Âu đến giúp chỉ là chuyện hão. Ông ta ([[Nguyễn Ánh]]) bắt dân đóng thuế và làm dịch vụ nặng nề, và lúc này, dân chúng bị nạn đói đe dọa nên họ có vẻ mong quân Tây Sơn đến. Trong tình trạng hiện thời, nếu chúng quả quyết đến tấn công, thì nhà vua khó có thể đương đầu lại được... Tôi rất sợ không đi kịp trước khi tai họa xẩy ra cho nhà vua, nếu có sự ấy."''
 
Kế hoạch đang chuẩn bị thì ngày 16/9/1792, vua [[Quang Trung]] băng hà. Trong bài thơ [[''Đại Việt sử thi]]'', [[Hồ Đắc Duy]] tiếc nuối việc Quang Trung qua đời quá sớm và đột ngột:
::''Đặt kế hoạch trong ngoài liên kết''
::''Đối với Tàu lễ yết cầu hôn''
Hàng 395 ⟶ 396:
Năm [[1800]], Nguyễn Ánh chiếm được Quy Nhơn, tướng Vũ Tuấn đầu hàng. Quang Toản sai [[Trần Quang Diệu]] và [[Võ Văn Dũng]] đem quân vào chiếm lại. Tướng của Nguyễn Ánh là [[Võ Tánh]] tử thủ cầm chân hai danh tướng Tây Sơn trong hơn một năm. Năm [[1801]], Nguyễn Ánh nhận thấy tinh binh Tây Sơn đều tập trung cả ở chiến trường Quy Nhơn nên mang quân chủ lực vượt biển ra đánh Phú Xuân. Quang Toản thua trận bỏ chạy ra Bắc.
 
Đầu năm [[1802]], Tây Sơn chiếm lại thành Quy Nhơn, Võ Tánh tự vẫn. Nhưng lúc đó Nguyễn Ánh đã ồ ạt Bắc tiến tới [[Nghệ An]]. Trần Quang Diệu vội mang quân ra cứu, bị quân Nguyễn chặn đường, phải vòng qua đường [[Vạn Tượng]] ([[Lào]]). Tới Nghệ An thì thành đã mất, quân sĩ bỏ chạy gần hết, vợ chồng [[Trần Quang Diệu]] - [[Bùi Thị Xuân]] bị bắt, [[Vũ Văn Dũng]] không biết trốn đi đâu.<ref>Có thuyết nói Vũ Văn Dũng trốn thoát và ẩn náu ở vùng [[Tây Nguyên]], sống đến 90 tuổi, mất vào đời [[Thiệu Trị]] (1841-1847).</ref>
 
Giữa năm [[1802]], Nguyễn Ánh tiến ra chiếm được [[Thăng Long]], [[Nguyễn Quang Toản|Quang Toản]] không chống nổi, bỏ chạy và bị bắt. Nguyễn Ánh đã trả thù gia đình Quang Toản và những người theo Tây Sơn vô cùng tàn bạo: Quang Toản bị 5 ngựa xé xác. Mộ của vua [[Nguyễn Nhạc|Thái Đức]] và vua [[Nguyễn Huệ|Quang Trung]] bị quật lên, hài cốt bị giã thành bột nhồi vào thuốc súng và bắn đi, [[Sọ|hộp sọ]] bị bỏ vào vò và giam trong ngục (Nhữngnhững người thương tiếc Tây Sơn vẫn gọi là "Ông Vò"). Nữ tướng [[Bùi Thị Xuân]] và con gái bị voi giày, [[Trần Quang Diệu]] do thờ mẹ già 80 tuổi có hiếu nên không bị hành hình quá dã man mà chỉ bị chém đầu.
 
[[Nhà Nguyễn]] ra sức truy sát những quan lại và hậu duệ của nhà Tây Sơn. Đến năm Minh Mạng thứ 12 ([[1831]]), quan quân nhà Nguyễn vẫn tiếp tục truy tìm hậu duệ của Tây Sơn, bắt được Nguyễn Văn Đức (con trai Nguyễn Nhạc) và Nguyễn Văn Đâu (con của Đức), cả hai đều bị chém ngang lưng. Nhà Tây Sơn có còn sót lại hậu duệ nào hay không, đến nay vẫn chưa rõ ràng.
 
==Về vấn đề thống nhất quốc gia cuối thế kỷ 18==
Hàng 405 ⟶ 406:
Giáo sư Nguyễn Phan Quang đã tập hợp ý kiến của các nhà nghiên cứu về vấn đề "Nguyễn Huệ và Nguyễn Ánh - ai thống nhất quốc gia" như sau:<ref>Nguyễn Phan Quang (2006), sách đã dẫn, tr. 208 - 213.</ref>
*Ý kiến [[Tạ Chí Đại Trường]]: Vận dụng luận điểm "sức mạnh [[Nam Hà]] kết hợp với sức mạnh [[Tây phương]]", tác giả giải thích: "Trong lịch sử của họ, Tây Sơn đã xô đổ được Nam hà, rồi không tìm được đồng minh bên ngoài, bên trong lại hãnh diện về sức mạnh quân lực, họ không tìm được cách tổ chức khai thác những khả năng địa phương để tâm phục lâu dài dân chúng. Quay ra Bắc hà, họ lại chui đầu vào trong cái rối rắm mà người trước đã gỡ không ra vì sự cằn cỗi của đất đai, vì không khí bảo thủ lâu đời khó tẩy xóa của sinh hoạt vua, quan, dân chúng". Cho nên, theo tác giả, cái ngày [[Nguyễn Ánh]] thắng Tây Sơn, chiếm được Bắc hà cũng là ngày "đóng hết một giai đoạn rối rắm, tàn bạo". Và tác giả gói ghém ý tưởng của mình như sau: "Ngày [[20 tháng 7]], Nguyễn Ánh ra tới [[Thăng Long]], đặt chân lên nơi mà hơn 200 năm trước tổ tiên ông phải giả tiếng mới về Nam được. Thăng Long, Thanh Hóa, Phú Xuân, Gia Định, rồi nối vòng Gia Định, Phú Xuân, Thăng Long, con đường thật dài, thật đầy gian nan cực nhọc mà cũng đầy vinh quang. Đất nước mệt mỏi vì chiến tranh, nay đã tìm được đường thoát trong thống nhất, yên nghỉ..." (Lịch sử nội chiến Việt Nam từ 1771 đến 1802 - Sài Gòn, 1971).
*Ý kiến Lê Thành Khôi: Năm [[1955]], trong cuốn ''Le Việt Nam, histoire et civilisation'' xuất bản ở [[Paris]], tác giả cho rằng phong trào Tây Sơn "chỉ mới dọn đường cho sự khôi phục nền thống nhất dân tộc mà Nguyễn Ánh sẽ thực sự hoàn thành vào đầu [[thế kỷ XIX]]". Vẫn theo tác giả, "một nước gọi là thống nhất khi chỉ có một chính quyền trong bờ cõi". Từ luận điểm trên, tác giả đối chiếu các niên đại và thấy rằng: năm [[1786]] tồn tại 4 chính quyền (Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ và vua Lê), năm [[1788]] tồn tại 3 chính quyền (Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Ánh), năm [[1794]] vẫn còn hai chính quyền (Nguyễn Quang Toản và Nguyễn Ánh), đến năm [[1802]], "Gia Long thắng Cảnh Thịnh, chỉ còn một chính quyền của [[nhà Nguyễn]], lúc bấy giờ nước [[Việt Nam]] mới thống nhất". Năm [[1981]], Lê Thành Khôi tái bản cuốn sách trên với nhiều bổ sung, đổi tên sách là ''Histoire du Vietnam des origines à 1858'' và vẫn giữ luận điểm cũ khi tác giả viết: "Nếu chỉ cần vượt giới tuyến là thống nhất đất nước rồi, thì công... đó phải thuộc về họ Trịnh khi quân Trịnh vượt sông Gianh năm [[1774]] và vào Huế năm [[1775]]", và "[thời Tây Sơn] không những đất nước chưa trở lại hòa bình thống nhất, mà nội chiến vẫn tiếp tục khi ở Bắc khi ở Nam, và thanh niên lại đổ máu". Cuối cùng, "sự bất hòa của anh em Tây Sơn đã cho phép Nguyễn Ánh trở về Gia Định và tổ chức việc khôi phục nhà nước của mình. Cuộc chiến tranh lâu dài và đẫm máu, khi thắng khi bại diễn ra trong 15 năm trước khi kết thúc vào năm [[1802]] với thắng lợi của họ Nguyễn và sự thống nhất hoàn toàn nước Việt Nam".
*Ý kiến Đỗ Bang: "Nguyễn Huệ, lãnh tụ của phong trào Tây Sơn, sau khi giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Xiêm ([[1785]]) đã đi từ Nam ra Bắc bằng sự nghiệp vượt sông Gianh năm [[1786]], xóa bỏ [[Đàng Trong]] và [[Đàng Ngoài]], thủ tiêu chế độ thống trị của hai họ Trịnh - Nguyễn chia cắt đất nước. Nguyễn Huệ có nhiều nỗ lực củng cố nền thống nhất và cứng rắn độc lập dân tộc trong những năm sau đó nhưng vẫn không vượt qua được những hạn chế phân phong nghiệt ngã trong nội bộ vương triều Tây Sơn, và cũng là cơ hội để Nguyễn Ánh trở lại củng cố thế lực ở đất Gia Định. Sau ngày [[Quang Trung]] chết ([[1792]]), thế lực [[Nguyễn Ánh]] ngày càng mạnh, năm [[1801]] chiếm [[Phú Xuân]]. Năm 1802, Nguyễn Ánh ra Bắc tiêu diệt lực lượng Tây Sơn còn lại, hoàn thành công cuộc thống nhất đất nước. Vậy thống nhất đất nước là một quá trình đấu tranh gay go, mà sự kiện xóa bỏ Đàng Trong, Đàng Ngoài năm [[1786]] là sự kiện vĩ đại và có ý nghĩa nhất. Sự kiện năm [[1802]] là sự kiện kết thúc, hoàn thành công cuộc thống nhất. Nguyễn Huệ, Nguyễn Ánh là hai đối thủ không đội trời chung, nhưng cùng chung số mệnh là đấu tranh "thống nhất sơn hà", thực hiện niềm khát vọng của nhân dân sau hơn 200 năm nội chiến, chia cắt". Trong ''Kỷ yếu HTKH Phú Xuân - Thuận Hóa thời Tây Sơn'' (Huế, tháng 12-2001), tác giả Đỗ Bang nói thêm: "[từ Phú Xuân Thuận Hóa] phong trào Tây Sơn lớn mạnh phát triển ra toàn quốc, đã xóa bỏ chế độ thống trị [[nhà Lê|vua Lê]] - [[chúa Trịnh]], chấm dứt tình trạng cát cứ Đàng Trong - Đàng Ngoài, lập lại nền thống nhất đất nước, quét sạch 29 vạn quân xâm lược [[Mãn Thanh]] vào đầu xuân [[Kỷ Dậu]] ([[1789]])". Ở một đoạn khác, tác giả dẫn ý kiến của nhà nghiên cứu Lê Quý Thi cho rằng: việc Nguyễn Huệ vượt qua sông Gianh ra Đàng Ngoài "là một hành động hợp với quy luật lịch sử, cũng là một hành động vượt qua chính mình của cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn".
*Ý kiến của Nguyễn Phương: "Nguyễn Ánh là cha đẻ của nước Việt Nam", là "người tiêu biểu cho tinh thần ái quốc", "là một anh hùng dân tộc". Và tác giả khẳng định: "Nếu Nguyễn Ánh không còn có công nào khác - mà thực sự còn nhiều - ngoài công cuộc thống nhất [[Việt Nam]], thống nhất lãnh thổ và tinh thần ái quốc, thì với bấy nhiêu thiết tưởng ông đã đủ đáng được mọi người dân Việt Nam biết ơn rồi vậy". So sánh với Nguyễn Huệ, tác giả viết: "Chẳng những Nguyễn Huệ chưa phục vụ gì cho việc thống nhất, mà trái lại đã giúp đắc lực vào việc chia cắt đất nước ra một cách sâu xa hơn thời Trịnh Nguyễn". Còn Nguyễn Ánh "chẳng những đã thống nhất Việt Nam về địa lý mà còn thống nhất về tinh thần ái quốc" (Tạp chí Bách Khoa, số 149).
*Ý kiến Tân Việt Điểu: Tác giả có thừa nhận chút ít đóng góp của Tây Sơn khi cho rằng: "Tây Sơn là những tay thợ đã dọn quang đãng những chướng ngại vật để sau này [[Gia Long]] thênh thang đi đến thống nhất", nhưng lại khẳng định: "Nguyễn Ánh mới là người đem tất cả tâm huyết, tất cả tài đức ra để thống nhất nước Việt... Sở dĩ Nguyễn Ánh thắng được Cảnh Thịnh, một phần lớn là nhờ vào cái địa thế "phụng chử lân chầu" và "long bàn hổ cứ" của miền Nam rất thuận lợi để làm bàn đạp cho cuộc Bắc tiến, nhằm mục đích thống nhất lãnh thổ" (Văn hóa nguyệt san, số 64).
Hàng 505 ⟶ 506:
* Cuộc bao vây thành Quy Nhơn (1787)
 
[[Trận Ngọc Hồi - Đống Đa|Chiến tranh Đại Việt-Đại Thanh]] (1789)
 
* [[Trận Hạ Hồi]] (1789)
* [[Trận Ngọc Hồi]] (1789)
Hàng 526 ⟶ 528:
==Danh sách các vua nhà Tây Sơn==
Nhà Tây Sơn từ khi vua Thái Đức lên ngôi năm [[1778]] đến khi Cảnh Thịnh bị bắt năm [[1802]] được tất cả 24 năm, có 3 vua:
#Thái Đức Hoàng đế [[Nguyễn Nhạc]] ([[1778]] - [[1788]]). Từ năm 1788, ông nhường ngôi cho Nguyễn Huệ, còn mình xưng là '''Tây Sơn vương'''.
#Quang Trung Hoàng đế [[Nguyễn Huệ]] ([[1788]] - [[1792]]). Mất đột ngột năm 1792, con là Quang Toản nối ngôi.
#Cảnh Thịnh Hoàng đế [[Nguyễn Quang Toản]] ([[1792]] - [[1802]])
Nếu tính từ khi Nguyễn Nhạc khởi binh từ năm [[1771]] thì cộng tất cả là 31 năm.