Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Ái Tân Giác La”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Ngomanh123 (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 16:
|cadet branches =
}}
'''Ái Tân Giác La''' ({{lang-mnc|ᠠᡳᠰᡳᠨ ᡤᡳᠣᡵᠣ}}, phiên âm: Aisin Gioro; {{zh|t=愛新覺羅|s=爱新觉罗|p=àixīn juéluó}}) là [[Họ phức người Hoa|họ]] của các hoàng đế [[nhà Thanh]]. Dòng họ Ái Tân Giác La đã cai trị Trung Quốc cho đến khi [[Cách mạng Tân Hợi]] thành công vào năm 1911 và thành lập một [[Trung Hoa Dân Quốc|chính quyền cộng hòa]] thay thế cho triều đình nhà Thanh. Từ ''Ái Tân'' ('''aisin''') có nghĩa là ''[[vàng]]'' trong [[tiếng Mãn]] (lý giải [[họ Kim]] được một số hậu duệ [[nhà Thanh]] sử dụng), và từ ''Giác La'' ('''gioro''') là tên của một địa danh mà nay là [[Y Lan]] thuộc [[Hắc Long Giang]]. Theo phong tục Mãn Châu, các dòng họ được nhận biết đầu tiên là bởi ''Hala'' (哈拉, ''cáp lạp''), tức là tên họ tộc hay bộ tộc của họ, và sau đó là ''Mukūn'' (穆昆, ''mục côn''), một sự phân loại mang đặc trưng của các gia đình, dòng tộc. Trong trường hợp của Ái Tân Giác La, Ái Tân là ''Mukūn'', và Gioro là ''Hala''. Các dòng họ khác của bộ tộc Giác La bao gồm [[Y Nhĩ Căn Giác La]] (伊尔根觉罗, Irgen Gioro), [[Thư Thư Giác La]] (舒舒觉罗, Susu Gioro) và Tây Lâm Giác La (西林觉罗, Sirin Gioro) và một số dòng họ khác.
 
Vào thời [[nhà Kim]] (1115–1234), [[Nữ Chân|người Nữ Chân]], tổ tiên của người Mãn đã được gọi là ''aisin gurun''. Trong những năm đầu dưới triều nhà Thanh, dòng họ này được gọi là ([[Hình:amaga aisin gurun1.png|40px]]) ''amaga aisin gurun,''. Từ khi nhà Thanh sụp đổ, một số thành viên của dòng họ đã chuyển họ của mình sang ''Kim'' ({{zh|c=金}}). Đáng chú ý, em trai của hoàng đế [[Phổ Nghi]] đã chuyển họ tên của mình từ Ái Tân Giác La Phổ Nhậm (愛新覺羅溥任, phiên âm Mãn: Aisin-Gioro Puren) thành [[Kim Hữu Chi]] (金友之) và các con của ông cũng mang họ Kim.