Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hoàng Thế Thiện”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Soạn thảo trực quan Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Đã lùi lại sửa đổi 53773637 của Thuandang2008 (thảo luận)
Thẻ: Lùi sửa
Dòng 35:
 
==Thân thế và quá trình tham gia cách mạng==
Ông tên thật là '''Lưu Văn Thi''', sinh ngày [[20 tháng 10]] năm [[1922]] tại ngõ Mai Viên, đường Agent Blambay (nay là đường [[Trần Bình Trọng]], phường [[Lương Khánh Thiện]], [[ngô Quyền (quận)|quận Ngô Quyền]]), thành phố [[Hải Phòng]], nơi thường trú tại cư xá Bắc Hải, [[Quận 10]], [[Thành phố Hồ Chí Minh|TP. Hồ Chí Minh]], trong một gia đình dân nghèo thành thị yêu nước. Ông là con trai thứ hai của vợ chồng cụ Lưu Văn Ngữ (1892-1946) và Trịnh Thị Tạc (1897-1944). Cụ Lưu Văn Ngữ quê ở thôn Hạ, xã Lê Xá, tổng Đội Sơn, huyện Duy Tiên, phủ [[Lý Nhân]], tỉnh [[Hà Nam]] (nay là thôn Lê Xá, xã [[Châu Sơn]], huyện [[Duy Tiên]], tỉnh [[Hà Nam]]); là một người học [[Nho]] và là một [[đầu bếp]] giỏi ở Hải Phòng. Cụ là người có tư tưởng yêu nước, từng tham gia tổ chức đưa người sang [[Trung Quốc]] cho cụ [[Phan Bội Châu]] trong phong trào [[Phong trào Đông Du|Đông Du]]. Gia đình cụ là cơ sở của nhà cách mạng [[Nguyễn Lương Bằng]] (sau là Phó Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) từ [[thập niên 1920]]. Năm 1927, cụ tham gia rải truyền đơn trong vụ [[người Việt]] và [[Hoa kiều]] đánh nhau ở Hải Phòng và, do đó, bị chính quyền thực dân Pháp bắt giam 6 tháng. Những năm 1936-1938, cụ tham gia phong trào mặt trận Bình dân, là sáng lập viên và là Ủy viên Ban trị sự Hội Ái hữu công nhân tư gia thành phố Hải Phòng.
 
Sớm ảnh hưởng tư tưởng yêu nước từ cha nên ngay từ khi còn là học sinh [[Trường Trung học phổ thông Ngô Quyền, Hải Phòng|Trường Bonnal]], Hoàng Thế Thiện đã tích cực tham gia vào các hoạt động yêu nước của phong trào [[Hướng đạo|Hướng đạo sinh]] thành phố Hải Phòng. Đầu năm [[1940]], ông tham gia Tiểu tổ bí mật do nhà cách mạng [[Vũ Quý]] phụ trách, tự động xây dựng lại cơ sở cách mạng bí mật tại thành phố Hải Phòng đã bị địch khủng bố tan rã trước đó. Ông tham gia hoạt động trong phong trào [[Truyền bá Quốc ngữ]] từ năm 1940 và được cử làm Ủy viên Ban Trị sự Hội Truyền bá quốc ngữ thành phố Hải Phòng.