Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lịch sử Hoa Kỳ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
{{Lịch sử Hoa Kỳ}}
'''Lịch sử [[Hoa Kỳ]]''', như được giảng dạy tại các [[trường học]] và các đại học Mỹ, thông thường được bắt đầu với chuyến đi thám hiểm đến [[châu Mỹ]] của [[Cristoforo Colombo]] năm 1492 hoặc thời tiền sử của người bản địa Mỹ. Tuy nhiên trong những thập niên gần đây, thời kỳ tiền sử của người bản địa Mỹ ngày càng trở nên phổ biến hơn khi được lấy làm mốc khởi đầu cho lịch sử của Hoa Kỳ.<ref>For a capsule online history see Alonzo Hamby, "Outline of U.S. History" (2010) [http://web.archive.org/web/20080612003100/http://www.america.gov/publications/books/history-outline.html online]; for recent textbooks see David M. Kennedy and Lizabeth Cohen, '' The American Pageant'' (15th ed. 2012); James A. Henretta, Rebecca Edwards and Robert O. Self, ''America's History'' (7th ed. 2011); James L. Roark, et al. ''American Promise'' (4th ed. 2011); Robert A. Divine, et al. ''America Past and Present'' (8th ed. 2011)</ref>
 
Người bản địa sống tại nơi mà ngày nay là Hoa Kỳ trước khi những người [[Thực dân châu Âu tại châu Mỹ|thực dân châu Âu]] bắt đầu đi đến, phần lớn là từ [[Anh Quốc]], sau năm 1600. Vào thập niên 1770, [[13 thuộc địa|Mười ba thuộc địa Anh]] có đến 2 triệu rưỡi người sinh sống. Các thuộc địa này thịnh vượng và phát triển nhanh chóng, phát triển các hệ thống pháp lý và chính trị tự chủ của chính mình. [[Quốc hội Anh|Nghị viện Anh Quốc]] áp đặt quyền lực của mình đối với các thuộc địa này bằng cách đặt ra các thứ thuế mới mà người Mỹ cho rằng là vi hiến bởi vì họ không có đại diện của mình trong nghị viện. Các cuộc xung đột ngày càng nhiều đã biến thành cuộc chiến tranh toàn lực, bắt đầu vào tháng 4 năm 1775. Ngày [[4 tháng 7]] năm 1776, các thuộc địa [[Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ|tuyên bố độc lập]] khỏi [[Vương quốc Anh (1707-1801)|Vương quốc Anh]] bằng một văn kiện do [[Thomas Jefferson]] viết ra và trở thành Hợp chúng quốc Hoa Kỳ.
 
Lực lượng yêu nước nhận được sự ủng hộ về tài chính và quân sự trên mức độ lớn từ [[Pháp]] và dưới sự lãnh đạo quân sự của Tướng [[George Washington]], đã giành được chiến thắng trong cuộc [[Chiến tranh Cách mạng Mỹ|chiến tranh cách mạng]] và hòa bình đạt được vào năm 1783. Trong và sau chiến tranh, 13 tiểu quốc thống nhất thành một chính phủ liên bang yếu thông qua bản [[Các điều khoản Hợp bang|hiến pháp hợp bang]]. Khi bản hiến pháp hợp bang này chứng tỏ không phù hợp, một bản [[Hiến pháp Hoa Kỳ|hiến pháp mới]] được thông qua vào năm 1789. Bản hiến pháp này vẫn là cơ sở của [[Chính phủ Liên bang Hoa Kỳ]], và sau đó còn có thêm [[Đạo luật nhân quyền Hoa Kỳ|đạo luật nhân quyền]]. Một chính phủ quốc gia mạnh được thành lập với Washington là tổng thống đầu tiên và [[Alexander Hamilton]] là cố vấn trưởng tài chính. Trong thời kỳ hệ thống đảng phái lần thứ nhất, hai đảng chính trị quốc gia hình thành để ủng hộ hay chống đối các chính sách của Hamilton. Khi [[Thomas Jefferson]] trở thành thống thống, ông mua [[Lãnh thổ Louisiana]] từ [[Pháp]], gia tăng diện tích của Hoa Kỳ lên gấp đôi. Một cuộc chiến tranh lần thứ hai cũng là lần cuối cùng với Anh Quốc xảy ra [[Chiến tranh Hoa Kỳ - Anh Quốc (1812)|vào năm 1812]]. Kết quả chủ yếu của cuộc chiến tranh này là sự chấm dứt ủng hộ của châu Âu dành cho các cuộc tiến công của người bản địa Mỹ (người da đỏ) nhằm chống những người định cư ở miền Tây nước Mỹ.
 
Dưới sự bảo trợ của phong trào [[Dân chủ Jefferson]], và [[Dân chủ Jackson]], nước Mỹ mở rộng đến [[vùng đất mua Louisiana]] và thẳng đường đến [[California]] và [[xứ Oregon]], tìm kiếm đất rẻ cho các nông gia [[Yeoman]] và chủ nô - những người cổ vũ cho nền dân chủ và mở rộng lãnh thổ bằng giá bạo lực và khinh miệt nền văn hóa châu Âu. Sự mở rộng lãnh thổ dưới chiêu bài [[vận mệnh hiển nhiên]] là một sự bác bỏ lời khuyên của đảng [[Đảng Whig (Hoa Kỳ)|Whig]] muốn thúc đẩy chiều sâu và hiện đại hóa nền kinh tế - xã hội hơn là việc chỉ mở rộng lãnh thổ địa lý. Chủ nghĩa nô lệ bị bãi bỏ tại tất cả các tiểu bang miền Bắc (phía bắc [[đường Mason-Dixon]] phân chia [[Pennsylvania]] và [[Maryland]]) vào năm 1804, nhưng lại phát triển mạnh tại [[Nam Hoa Kỳ|các tiểu bang miền Nam]] vì nhu cầu lớn về bông vải tại châu Âu.
 
Sau năm 1820, một loạt các thoả hiệp đã giúp xóa bỏ đối đầu giữa miền bắc và miền nam về vấn đề chủ nghĩa nô lệ. Vào giữa thập niên 1850, lực lượng [[Đảng Cộng hòa (Hoa Kỳ)|Cộng hòa mới thành lập]] nắm kiểm soát nền chính trị miền Bắc và hứa ngăn chăn sự mở rộng của chủ nghĩa nô lệ với ám chỉ rằng chủ nghĩa nô lệ sẽ dần dần bị loại bỏ. Cuộc bầu cử tổng thống năm 1860 với kết quả chiến thắng của đảng viên Đảng Cộng hòa [[Abraham Lincoln]] đã châm ngòi cho cuộc ly khai của mười một11 tiểu bang theo chủ nghĩa nô lệ để lập ra [[Liên minh miền Nam Hoa Kỳ]] năm 1861. [[Nội chiến Hoa Kỳ]] (1861-18651861–1865) là hạch tâm của lịch sử Mỹ. Sau bốn năm chiến tranh đẫm máu, phe miền Bắc dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Lincoln và Tướng [[Ulysses S. Grant]] đánh bại phe miền Nam với sự chỉ huy của Tướng [[Robert E. Lee]]. Liên bang được bảo tồn và chủ nghĩa nô lệ bị bãi bỏ, và miền nam bị suy kiệt. Trong [[Thời đại tái thiết Hoa Kỳ|thời đại tái thiết]] (1863–1877), Hoa Kỳ chấm dứt chủ nghĩa nô lệ và nới rộng quyền đầu phiếu và pháp lý cho những người "tự do" ([[người Mỹ gốc châu Phi]] trước đó từng là nô lệ). Chính phủ quốc gia ngày càng vững chắc hơn, và nhờ vào [[Tu chính án hiến pháp điều 14]], giờ đây đã có nhiệm vụ rõ ràng là bảo vệ quyền của mỗi cá nhân. Thời đại tái thiết chấm dứt vào năm 1877 và từ thập niên 1890 đến thập niên 1960, hệ thống [[luật Jim Crow|Jim Crow]] (tách ly chủng tộc) kìm hãm người da đen luôn ở vị trí thấp kém về kinh tế, xã hội và chính trị. Toàn miền nam vẫn bần cùng cho đến nửa sau của thế kỷ 20, trong khi đó miền Bắc và miền Tây phát triển nhanh chóng và thịnh vượng.
 
Hoa Kỳ trở thành cường quốc công nghiệp hàng đầu thế giới ngay ngưỡng cửa của thế kỷ 20 vì sự bùng nổ của giới doanh nghiệp tư nhân tại miền Bắc và làn sóng di dân mới đến của hàng triệu công nhân và nông dân từ [[châu Âu]]. Hệ thống đường sắt quốc gia được hoàn thành. Các nhà máy và các hoạt động khai thác quặng mỏ trên quy mô rộng đã công nghiệp hóa miền [[Đông Bắc Hoa Kỳ|đông bắc]] và [[Trung Tây Hoa Kỳ|trung-tây]]. Sư bất mãn của giới trung lưu đối với các vấn đề như tham những, sự kém hiệu quả và nền chính trị truyền thống đã kích thích thành một phong trào cấp tiến từ thập niên 1890 đến thập niên 1920. Phong trào này gây áp lực đòi cải cách, cho phép phụ nữ đầu phiếu và [[Cấm rượu tại Hoa Kỳ|cấm rượu cồn]] (về sau việc cấm rượu cồn bị bãi bỏ vào năm 1933). Hoa Kỳ ban đầu trung lập trong [[Chiến tranh thế giới thứ nhất]], song tuyên chiến với [[Đế quốc Đức|Đức]] năm 1917, và tài trợ cho đồng minh chiến thắng vào năm sau đó. Sau một thập niên thịnh vương trong thập niên 1920, sự kiện thị trường chứng khoán Wall Street sụp đổ năm 1929 đánh dấu sự khởi đầu của một cuộc [[Đại khủng hoảng]] trên toàn thế giới kéo dài cả thập niên. Đảng viên [[Đảng Dân chủ Hoa Kỳ|Dân chủ]] [[Franklin D. Roosevelt]] trở thành thống thống và thực hiện các chương trình cứu tế, tái thiết, cải cách (gọi chung là [[New Deal]]), định hình nên chủ nghĩa tự do Mỹ hiện đại. Sau khi [[Đế quốc Nhật Bản|Nhật Bản]] [[Trận Trân Châu Cảng|tấn công vào Trân Châu Cảng]] ngày 7 tháng 12 năm 1941, Hoa Kỳ nhập cuộc vào [[Chiến tranh thế giới thứ hai]] bên cạnh [[Khối Đồng Minh thời Chiến tranh thế giới thứ hai|phe Đồng Minh]] và giúp đánh bại [[Đức Quốc xã]] tại châu Âu và Đế quốc Nhật Bản tại [[Viễn Đông]].
Dòng 373:
===Sự kiện 11 tháng 9 và chiến tranh chống khủng bố===
{{Chính|Các cuộc tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9}}
[[Tập tin:National Park Service 9-11 Statue of Liberty and WTC fire.jpg|nhỏ|[[Sự kiện 11 tháng 9|Các cuộc tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9]] dẫn đến cuộc [[chiến tranh chống khủng bố]].]]
 
Ngày [[11 tháng 9]] năm [[2001]], [[Sự kiện 11 tháng 9|Hoa Kỳ bị một cuộc tấn công khủng bố]] khi 19 tên cướp máy bay thuộc nhóm chiến binh [[hồi giáo]] [[al-Qaeda]] cầm lái bốn4 máy bay hành khách và cố tình đâm vào hai tòa tháp của [[Trung tâm Thương mại Thế giới]] và vào [[Ngũ Giác Đài]], giết chết gần 3.000 người, đa số là dân sự.<ref>National Commission on Terrorist Attacks, ''The 9/11 Commission Report'' (2004)</ref> Để trả đũa, ngày [[20 tháng 9]], tổng[[George W. Bush|Tổng thống [[George W. Bush]] tuyên bố một cuộc "[[Chiến tranh chống khủng bố]]". Ngày [[7 tháng 10]] năm [[2001]], Hoa Kỳ và [[NATO]] xâm chiếm [[Afghanistan]] để lật đổ chế độ [[Taliban]] vì đã cung cấp nơi ẩn nấp cho nhóm chiến binh hồi giáo al-Qaeda và lãnh tụ của chúng là [[Osama bin Laden]].<ref>David E. Sanger, ''Confront and Conceal: Obama's Secret Wars and Surprising Use of American Power'' (2012) ch 1, 5</ref>
 
Chính phủ liên bang thiết lập mọi nỗ lực mới trong nước để ngăn chặn các vụ tấn công tương lai. [[Đạo luật Yêu nước Mỹ]] gây nhiều tranh cãi tạo điều kiện gia tăng quyền hạn của chính phủ để theo dõi thông tin liên lạc và tháo vỡ các hạn chế pháp lý về chia sẻ thông tin giữa các cơ quan tình báo và thi hành luật pháp liên bang. Một cơ quan [[nội các Hoa Kỳ|cấp nội các]], được gọi là [[Bộ Nội an Hoa Kỳ|bộ nội an]] được thành lập để lãnh đạo và điều hợp các hoạt động chống khủng bố của chính phủ liên bang.<ref>Julian E. Zelizer, ed. ''The Presidency of George W. Bush: A First Historical Assessment'' (2010) pp 59–87</ref> Một trong số các nỗ lực chống khủng bố này, đặc biệt là việc chính phủ liên quan cầm giữ các phạm nhân tại nhà tù tại [[vịnh Guantanamo]], dẫn đến các cáo buộc rằng chính phủ liên bang vị phạm nhân quyền.
 
Năm [[2003]], Hoa Kỳ mở một [[Cuộc tấn công Iraq 2003|cuộc tấn công xâm chiếm Iraq]], dẫn đến sự sụp đổ của chínhChính phủ IraqiIraq và sau cùng là việc bắt giữ nhà độc tài [[Saddam Hussein]]. Các lý do viện giải của chính phủ Bush về việc xâm chiếm Iraq gồm có truyền bá dân chủ, loại bỏ [[vũ khí hủy diệt hàng loạt]]<ref>Zelizer, ed. ''The Presidency of George W. Bush: A First Historical Assessment'' (2010) pp 88–113</ref> (cũng là một đòi hỏi chính yếu của Liên Hiệp quốc mặc dù sau này các cuộc điều tra không tìm thấy dấu hiệu rằng các báo cáo tình báo là chính xác),<ref>{{chú thích báo |title=CIA's final report: No WMD found in Iraq |url=http://www.msnbc.msn.com/id/7634313/ |publisher=MSNBC |agency=Associated Press |date=ngày 25 tháng 4 năm 2005 |accessdate=ngày 22 tháng 4 năm 2008}}</ref> và giải phóng nhân dân Iraq. Tuy có một số thành công ban đầu ngay đầu cuộc xâm chiếm nhưng cuộc [[chiến tranh Iraq]] kéo dài đã châm ngòi cho các cuộc phản đối quốc tế và dần dần sự ủng hộ cuộc chiến tranh này trong nước cũng xuống thấp khi nhiều người Mỹ bắt đầu đặt câu hỏi rằng liệu cuộc xâm chiếm này có đáng giá hay là không.<ref>{{Chú thích web |họ=Clifton |tên=Eli |url=http://thinkprogress.org/security/2011/11/07/362734/poll-62-percent-say-iraq-war-wasnt-worth-fighting/ |tiêu đề=Poll: 62 Percent Say Iraq War Wasn't Worth Fighting |nhà xuất bản=ThinkProgress |ngày tháng=ngày 7 tháng 11 năm 2011 |ngày truy cập=ngày 24 tháng 2 năm 2012}}</ref><ref>{{chú thích báo |url=http://www.washingtonpost.com/wp-dyn/content/article/2005/06/07/AR2005060700296.html |title=Poll Finds Dimmer View of Iraq War |work=Washington Post |date=ngày 8 tháng 6 năm 2005 |accessdate=ngày 10 tháng 10 năm 2010 |last=Milbank |first=Dana |last2=Deane |first2=Claudia}}</ref> Năm [[2007]], sau nhiều năm bạo động gây ra bởi phiến quân Iraq, tổng thống Bush triển khai thêm binh sĩ trong một chiến lược được mệnh danh là "tăng cường lực lượng]].". Mặc dù con số người thiệt mạng có giảm nhưng sự bình ổn chính trị của Iraq vẫn còn trong tình trạng đáng ngờ vực.<ref>{{harvnb|Wilentz|2008|p=453}}</ref>
 
Năm 2008, sự mất ủng hộ của tổng thống Bush và chiến tranh Iraq cùng với [[Khủng hoảng tài chính Hoa Kỳ 2007-2009|cuộc khủng hoảng tài chính 2008]] đã dẫn đến sự kiện đắc cử tổng thống của [[Barack Obama]], tổng thống [[người Mỹ gốc châu Phi]] đầu tiên của Hoa Kỳ.<ref>William Crotty, "Policy and Politics: The Bush Administration and the 2008 Presidential Election," ''Polity'' (2009) 41#3 pp 282–311 doi:10.1057/pol.2009.3;</ref>
 
Sau bầu cử, Obama miễn cưỡng tiếp tục tăng cường lực lượng khi đưa thêm 20.000 quân đến Irag cho đến khi [[Iraq]] được bình ổn.<ref>[http://www.cbsnews.com/8301-215_162-57334595/iraq-and-afghanistan-a-tale-of-two-surges Iraq and Afghanistan: A tale of two surges]</ref> Sau đó ông chính thức kết thúc các cuộc hành quân tác chiến tại Iraq vào ngày 31 tháng 8 năm 2010 nhưng vẫn giữ 50.000 tại Iraq để hỗ trợ cho các lực lượng Iraq, giúp bảo vệ các lực lượng Mỹ đang rút quân, và tiến hành chống khủng bố. Ngày 15 tháng 12 năm 2011, cuộc chiến được chính thức tuyên bố kết thúc và các binh sĩ cuối cùng rời Iraq.<ref>NBC News, "'The war is over': Last US soldiers leave Iraq," [http://worldnews.nbcnews.com/_news/2011/12/18/9528197-the-war-is-over-last-us-soldiers-leave-iraq?lite MSNBC Dec. 18, 2011]</ref> Cùng lúc đó, Obama gia tăng sự dính líu của người Mỹ tại Afghanistan, bắt đầu một chiến lược tăng cường lực lượng với thêm 30.000 quân trong lúc đó đề nghị bắt đầu rút quân vào một thời điểm sau đó. Vì vấn đề vịnh Guantanamo, tổng thống Obama cấm tra tấn nhưng về tổng thể vẫn tiếp tục chính sách của Bush về tù nhân tại nhà tù vịnh Guantanamo trong khi đó cũng đề nghị rằng nhà tù sẽ từ từ bị đóng cửa.<ref>Glenn Greenwald, "Obama’s new executive order on Guantanamo: The president again bolsters the Bush detention regime he long railed against," [http://www.salon.com/2011/03/08/guantanamo_17/ ''Salon'' ngày 8 tháng 3 năm 2011]</ref><ref>[http://abcnews.go.com/Politics/obama-lays-proposals-drones-guantanamo-bay/story?id=19243198 Obama Lays Out Strategy for 'New Phase' in Terror Fight]</ref>
 
[[Tháng 5 năm 2011]], sau gần một thập niên lẩn trốn, người thành lập đồng thời là lãnh tụ Al Qaeda, [[Osama bin Laden]], bị giết chết tại [[Pakistan]] trong một vụ đột kích do lực lượng đặc biệt [[Hải quân Hoa Kỳ]] tiến hành theo lệnh trực tiếp từ tổng thống Obama. Trong khi [[Al -Qaeda]] gần như sụp đổ tại [[Afghanistan]], các tổ chức có liên quan đến nó vẫn tiếp tục hoạt động tại [[Yemen]] và các khu vực hẻo lánh khác. Để đối phó với các hoạt động này, [[CIA]] sử dụng các [[phi cơ không người lái]] để tìm và diệt giới lãnh đạo các nhóm này.<ref>{{chú thích báo | url=http://www.nytimes.com/2011/05/02/world/asia/osama-bin-laden-is-killed.html | work=The New York Times | first1=Peter | last1=Baker | first2=Helene | last2=Cooper | first3=Mark | last3=Mazzetti | title=Bin Laden Is Dead, Obama Says | date=ngày 1 tháng 5 năm 2011}}</ref><ref>Peter L. Bergen, ''Manhunt: The Ten-Year Search for Bin Laden--from 9/11 to Abbottabad'' (2012) pp 250-61</ref>
 
===Đại suy thoái và các sự kiện vừa qua===