Khác biệt giữa bản sửa đổi của “A-di-đà”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Bổ sung nội dung
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 25:
{{chú thích trong bài}}
{{cần biên tập}}
'''A-di-đà''' được phiên âm từ '''Amitābha''', hay còn được biết đến với tên gọi '''Amida''' hoặc '''Amitāyus''' (trong [[Tiếng Phạn|tiếng Sankrit]] '''Amitābha''' có nghĩa là ánh sáng vô lượng, '''Amitāyus''' có nghĩa là thọ mạng vô lượng, nên Phật A-di-đà được xem là đức Phật vô lượng thọ vô lượng quang) hoặc '''Tiếp Dẫn đạo sư''' (trong hai tác phẩm [[Phong thần diễn nghĩa]] và [[Tây du ký]]) là một trong những vị [[Phật]] thần thoại hay siêu nhiên của Phật giáo [[Đại thừa]], ngụ ở [[tịnh độ]] của mình và đến thế giới này với vai trò là một thế lực cứu độ. Theo [[Kinh A di đà|Đại Kinh A-di-đà]] hay Đại Kinh Sukhāvatīvyūha, trong một kiếp sống trước đây A-di-đà là một vị tăng tên là Pháp-tạng hay [[Dharmākara]], ông nguyện khi sẽ tịnh hoá và trang nghiêm một thế giới và biến nó thành một trong những Phật độ thanh tịnh và đẹp đẽ nhất. Một khi ông hoàn toàn tỉnh giác và hoàn thành lời nguyện của mình, Dharmākara sẽ trở thành Phật A-di-đà. A-di-đà giờ đây đang cư ngụ tại thế giới ông ta đã tịnh hoá, gọi là Sukhāvatī ([[Cực lạc]]) tịnh độ ở phương Tây. Từ thế giới này ông ta sẽ đến với chúng ta, vây quanh bởi những vị [[Bồ Tát|bồ tát]], chào mừng người đã mất và dẫn họ đi tái sinh trong đất Phật thanh tịnh của ông.
 
Hình ảnh của A-di-đà không hề được nhắc đến trong những tầng văn liệu cổ xưa nhất của [[Phật giáo Ấn độ]], nhưng vào khoảng đầu Công nguyên, danh hiệu A-di-đà xuất hiện là một vị Phật ở phía Tây trong bộ [[Ngũ phương Phật]]. Tín ngưỡng A-di-đà gần như được phát triển cùng với phương pháp hành trì thời kỳ đầu của [[Đại Thừa]] hay Mahāyāna là cầu khấn và thờ phụng "mọi vị phật" và hình tượng vài vị trong số đó đang sống ở những thế giới "thanh tịnh", xa xôi, ứng với một phương hướng chính. Huyền thoại về những lời nguyện và tịnh thổ của A-di-đà có thể được phát triển xấp xỉ với hay cạnh tranh với những tín ngưỡng tương tự của những vị phật khác chẳng hạn như A-súc-bệ hay [[Akṣobhya]] (một trong những vị tiền phật của ngũ phương, có tịnh-thổ nằm ở phía đông gọi là Diệu Hỷ hay Abhirati).