Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Pháp thuộc”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Rotire (thảo luận | đóng góp)
Duongqua56 (thảo luận | đóng góp)
thêm nguồn
Dòng 168:
Trong thời Pháp thuộc, một số nhóm theo chủ nghĩa quốc gia ủng hộ việc hợp tác với chế độ bảo hộ của Pháp tại Đông Dương, ủng hộ chủ nghĩa quốc gia ở Pháp (chỉ các nhóm chính trị cánh hữu hay cực hữu ở Pháp). Có nhóm năm 1939 khi cánh hữu thắng cử ở Pháp, đã kêu gọi "''từ giã hết chủ nghĩa xã hội, quốc tế, cộng sản xét ra không có lợi gì cho tiền đồ Tổ quốc đi, để quay đầu về phụng sự chủ nghĩa quốc gia''", họ cho là các lý tưởng kia "''không lấy thực nghiệm ra mà suy xét, chỉ chạy theo lý tưởng suông''" và xem một số nước "''đem ra thực hành đều thất bại cả''", họ kêu gọi "''trông cậy vào sự chỉ đạo của nước Pháp bảo hộ,... yêu cầu nước Pháp gây dựng cho nước ta một quốc gia, có chính phủ chịu trách nhiệm các việc nội trị trước một Dân viện có quyền lập pháp''". Tức đòi quyền tự trị chứ không phải độc lập. Họ bác bỏ quan điểm của "''bọn thanh niên... cứ nhứt định theo đòi văn minh Âu - Mỹ mà thôi''", và kêu gọi "''khôi phục quốc quyền, chấn hưng quốc thể''", bác bỏ "''tư tưởng và óc đảng phái đã làm cho quốc dân Việt Nam tam phân ngũ liệt''", và "''đòi tự trị''", "''quân chủ lập hiến''". Họ bác bỏ "''thuyết xã hội, thuyết quốc tế cùng đảng viên tả phái đi cổ động tự do''", cho đó là "''trái với tinh thần "trung quân ái quốc" của dân chúng, trái với luân lý Phật đà, Khổng Tử, khác với chủ nghĩa quốc gia cái rễ từ đời Trưng Nữ vương đuổi Tô Định, Triệu Ấu đuổi quân Ngô''", kêu gọi "''chỉ có ai là thức thời, có lòng yêu nước trung vua vốn sẵn, chỉ dựa vào cái chủ nghĩa "Pháp Nam hợp tác", "Pháp Việt đề huề", học đòi người quý quốc, làm cho nước được mạnh, dân được giàu lên đã''".
 
Theo báo Tràng An những người này chủ trương "''Nếu chúng ta mong có ngày kia, nước Pháp sẽ theo hòa ước 6 juin 1884, thi hành triệt để giao giả về quốc quyền cho chúng ta tự trị lấy việc nước nhà ta, thì trước hết chúng ta cũng phải bắt chước người Pháp đồng tâm hiệp lực lại, trên dưới một lòng, quân dân một dạ, cử quốc hiệp nhất, khiến cho nước Pháp kính nể, nước Pháp tin cẩn mới được''". Một số chính trị gia theo chiều hướng này tiêu biểu như [[Bùi Quang Chiêu]], [[Phạm Quỳnh]]...nhưng đường lối cụ thể không giống nhau. Họ chống lại Mặt trận Bình dân (cánh tả) ở Pháp. [[Phạm Quỳnh]], [[Ngô Đình Khôi]]... tiêu biểu cho khuynh hướng hợp tác với chế độ bảo hộ Pháp, ủng hộ nền quân chủ kèm dân quyền, yêu cầu Pháp trao trả một số quyền lực lại cho triều đình nhà Nguyễn, sau có hướng thân Nhật, là nhóm "quốc gia" nhất;, [[Bùi Quang Chiêu]] có hướng tự do, và lập hiến kiểu dân chủ tư sản, sau ngả xu hướng xã hội cấp tiến, pha trộn chủ nghĩa tự do và xã hội, gần đường lối Gandhi nhưng chấpủng nhận nềnhộ bảo hộ Pháp, một thời gian ngắn liên kết với nhóm ủng hộ thợ thuyền cộng sản và xã hội. [[Hồ Văn Ngà]] thì dựa vào Nhật ủng hộ độc lập. Ngoài ra còn có "Quốc gia Xã hội" (gọi tắt là Quốc xã) như nhóm Đại Việt của [[Trần Trọng Kim]],... Pháp thời gian đó cũng có [[Đảng Quốc gia Xã hội Pháp]], có chi nhánh tại Đông Dương.
 
===Các phong trào chống Pháp===
Dòng 357:
 
[[File:Bao thien tu.jpg|nhỏ|250px|Chùa Báo Thiên]]
Trong thời kỳ này, nhiều di sản văn hóa, kiến trúc của Việt Nam đã bị Pháp phá hủy và cướp bóc, như nămthể kể ra một số ví dụ:
*Ngày 18-3-1859, Pháp đặt thuốc nổ phá hủy hoàn toàn [[thành Gia Định]], công trình kiến trúc lớn nhất ở miền Nam.
*Năm 1880, Pháp phá hủy [[chùa Khải Tường]] tại thôn Tân Lộc, bên phải thành Gia Định. Chùa Khải Tường là chùa lớn nhất ở miền Nam<ref>[https://phathocdoisong.com/6-ngoi-chua-bi-pha-huy-duoi-thoi-phap-thuoc.html?fbclid=IwAR25H_OHElGUOFXAmjFK_nOPI-q3qcoTQKZGN7wBCWTKhXUDs-4Ic303KC4 6 ngôi chùa bị phá hủy dưới thời Pháp thuộc ], Báo Phật học đời sống</ref>.
*Năm 1883, Pháp phá hủy [[Chùa Báo Thiên|Chùa Sùng Khánh Báo Thiên Tự]] để lấy đất thưởng cho Giám mục Thiên Chúa giáo là Puginier, người đã có công tham mưu cho Pháp đánh chiếm Việt Nam. Từ mảnh đất này, Puginier xây nên Nhà thờ chính tòa Hà Nội (Nhà thờ Lớn)<ref>[[Philippe Papin|Papin, Philippe]], ''Histoire de Hanoi'', Fayard (2001), tr. 241-242</ref><ref name="masson1929">{{Chú thích sách| họ = Masson| tên = André| tựa đề = Hanoï pendant la période héroïque (1873-1888)| ngày truy cập = 2013-03-17| năm=1929| nhà xuất bản=Librairie Orientaliste Paul Geuthner| nơi=Paris| ngôn ngữ=tiếng Pháp| trang=125-126| chương=La Mission| url chương=http://gallica.bnf.fr/ark:/12148/bpt6k57905924/f136.image| trích dẫn=Démolir la pagode et s’emparer du terrain, rien n’était en apparence plus facile dans la période de conquête que nous traversions, mais j’avais comme de juste, une certaine répugnance à commettre un abus de pouvoir de cette sorte et je préférai m’adresser au Tong-doc Nguyen-huu-Dô. Celui-ci était en fort bons termes avec l’Evêque et désirait comme moi lui être agréable; voici comment il tourna la difficulté. Il fit d’abord rechercher s’il existait encore quelque descendant du fondateur de la pagode, mort depuis plus de deux siècles, et naturellement n’en trouva pas. Il ordonna ensuite aux notables du quartier, choisis comme par hasard parmi les indigènes chrétiens, de vérifier la solidité de l’édifice et ceux-ci n’hésitèrent pas à déclarer que, menaçant ruine, il pourrait en s’écroulant compromettre la sécurité des passants. Maintenant tout était en règle. Faire démolir la pagode, en confisquer le terrain sans maître au profit du domaine étaient, suivant la coutume annamite, des mesures justifiées ne pouvant soulever aucune protestation; c’est ce que fit le Tong-doc. }}</ref>. Đây là ngôi chùa có lịch sử hơn 800 năm, xây dựng từ năm 1056 dưới thời hoàng đế [[Lý Thánh Tông]], là ngôi chùa giữ vị thế trấn quốc, quan trọng hàng đầu trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Chùa từng có tháp Báo Thiên 12 tầng, cao 40 - 60m, trên đặt chóp bằng đồng rất lớn, từng là 1 trong 4 đại khí quan trọng nhất nước Việt (An Nam tứ đại khí).
* Cùng thời gian, [[Chùa Báo Ân]] cũng bị phá hủy. Đây là công trình kiến trúc nguy nga nhất ở Trung tâm Hà Nội vào thời Nguyễn, có rất nhiều pho tượng Phật, Bồ-tát chạm khắc bằng gỗ sơn son thếp vàng tuyệt đẹp, tiếp đến là điện Thánh, Tăng xá, tri đường… Bao quanh có trường lang bố trí cảnh “Thập Điện Minh Vương”, mô tả cảnh khổ báo trong 10 địa ngục rất sinh động. Tổng thể chùa có 36 mái, 150 gian nhà, xung quanh xây tường lục giác bao bọc, bên ngoài đào hào trồng hoa sen. Pháp phá hủy gần hết ngôi chùa, các pho tượng Phật đẹp nhất bị cướp đoạt đem về Pháp. Hiện nay chỉ còn sót lại 1 ngôi tháp Hòa Phong bên cạnh Hồ Gươm<ref name=phathoc>https://phathocdoisong.com/6-ngoi-chua-bi-pha-huy-duoi-thoi-phap-thuoc.html</ref>.
* Trong những năm tiếp theo, nhiều ngôi chùa khác tại Hà Nội bị phá hủy: chùa Táo (xây vào thế kỷ 10), đền Huyền Trân (xây vào thế kỷ 16)...
*Tháng 5-1885, quân Pháp đánh vào Kinh đô Huế, phá hủy gần như hoàn toàn khu phố cổ, chợ búa quanh hoàng thành. Trong [[Tử cấm thành]], quân Pháp đốt phá, lấy toàn bộ cổ vật, vàng bạc, châu báu đem về nước, đến thời Đồng Khánh chỉ trả lại một phần nhỏ mang ý nghĩa tượng trưng<ref name="Hue">[https://dantri.com.vn/van-hoa/ky-2-hue-da-mat-luong-co-vat-lon-nhu-the-nao-20151203092850179.htm Kỳ 2: Huế đã mất lượng cổ vật lớn như thế nào?], truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2018</ref>.
*Năm 1902, [[chùa Giác Hoàng]] ở kinh thành Huế bị Pháp triệt hạ hoàn toàn để xây dựng “Cơ mật tân viện”, làm nơi hội họp giữa Nam triều với Chính phủ thực dân Pháp. Sau khi chùa Giác Hoàng bị triệt hạ, Thị vệ đại thần Ngô Đình Khả tâu xin vua Thành Thái ban cấp khu đất [[chùa Linh Hựu]] cho mình làm từ đường, nhưng Ngô Đình Khả không làm từ đường mà xây nhà thờ [[Công giáo]]<ref name=phathoc>.
*Năm 1885, [[chùa Ba Làng]] (Lá Vằng) ở Quảng Trị (xây vào thời Minh Mạng) bị Pháp đốt cháy và sau đó bị cưỡng chiếm để xây dựng thành [[nhà thờ La Vang]]. Kể từ đó, địa điểm này nhanh chóng phát triển và được Giáo hội Thiên Chúa giáo nâng lên hàng "Tiểu vương cung thánh đường", tức [[Vương cung thánh đường Đức Mẹ La Vang]]<ref name=phathoc>.
*Năm 1947, quân Pháp đốt cháy [[chùa Phật Tích]]<ref>https://giaoduc.net.vn/tieu-diem/chua-phat-tich-bac-ninh--co-tu-xu-kinh-bac-post52068.gd</ref>, tượng Phật A Di Đà trong chùa bị bắn vỡ nát. Bức tượng có từ thời nhà Lý, được xem là tác phẩm quý nhất của nền điêu khắc Việt Nam thời phong kiến. Tượng bằng đá xanh nguyên khối, cao 1,86m, tính cả phần bệ là 2,69m, có thần khí và được trang trí rất tinh xảo. Tượng bị bắn khiến đầu gãy rời, vỡ ngực, thân tượng chi chít vết đạn. Một cụ già trong làng đem đầu tượng về cất giấu, sau năm 1954 đem nộp lại cho chính quyền để phục chế. Khi phục chế, thân tượng phải dùng các vật liệu khác đắp vào, không còn là một khối duy nhất nữa. Tượng được công nhận là bảo vật quốc gia<ref>https://phatgiao.org.vn/bao-vat-chua-phat-tich-d33440.html</ref>.
 
Báo chí quốc ngữ xuất hiện lần đầu tiên vào ngày 15 tháng 4 năm 1865 với sự ra đời của [[Gia Định báo]] tại Sài Gòn do [[Trương Vĩnh Ký]] làm giám đốc<ref>Nguyễn Văn Trung (2015). Hồ sơ về Lục Châu học - Tìm hiểu con người ở vùng đất mới. Nhà xuất bản Trẻ. trang 398–399; 402–403; 416</ref>. Sau đó tại Nam Kỳ xuất hiện thêm một số tờ báo tư nhân khác như Nguyệt san ''[[Thông loại khóa trình]]'' (1888), ''[[Phan Yên báo]]'' (1868), ''[[Nông cổ mín đàm]]'' (1900), ''[[Lục tỉnh tân văn]]'' (1910)... Tại Bắc Kỳ cũng xuất hiện các tờ báo như ''Đại Nam Đồng văn Nhật báo'' (1892) bằng [[chữ Hán|chữ Nho]], ''Đại Việt Tân báo'' (1905) bằng [[quốc ngữ|chữ Quốc ngữ]] và chữ Hán, ''[[Ðăng cổ Tùng báo]]'' ([[1907]]) do [[Nguyễn Văn Vĩnh]] làm chủ bút... Sau này xuất hiện thêm nhiều tờ báo nổi tiếng khác như [[Đông Dương tạp chí]], [[Nam Phong tạp chí]], [[Tiểu thuyết thứ bảy]], [[Phong Hóa]], [[Thanh Nghị]], [[Tiếng Dân]]...