Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Pháp thuộc”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Rotire (thảo luận | đóng góp)
Rotire (thảo luận | đóng góp)
Dòng 168:
Trong thời Pháp thuộc, một số nhóm theo chủ nghĩa quốc gia ủng hộ việc hợp tác với chế độ bảo hộ của Pháp tại Đông Dương, ủng hộ chủ nghĩa quốc gia ở Pháp (chỉ các nhóm chính trị cánh hữu hay cực hữu ở Pháp). Có nhóm năm 1939 khi cánh hữu thắng cử ở Pháp, đã kêu gọi "''từ giã hết chủ nghĩa xã hội, quốc tế, cộng sản xét ra không có lợi gì cho tiền đồ Tổ quốc đi, để quay đầu về phụng sự chủ nghĩa quốc gia''", họ cho là các lý tưởng kia "''không lấy thực nghiệm ra mà suy xét, chỉ chạy theo lý tưởng suông''" và xem một số nước "''đem ra thực hành đều thất bại cả''", họ kêu gọi "''trông cậy vào sự chỉ đạo của nước Pháp bảo hộ,... yêu cầu nước Pháp gây dựng cho nước ta một quốc gia, có chính phủ chịu trách nhiệm các việc nội trị trước một Dân viện có quyền lập pháp''". Tức đòi quyền tự trị chứ không phải độc lập. Họ bác bỏ quan điểm của "''bọn thanh niên... cứ nhứt định theo đòi văn minh Âu - Mỹ mà thôi''", và kêu gọi "''khôi phục quốc quyền, chấn hưng quốc thể''", bác bỏ "''tư tưởng và óc đảng phái đã làm cho quốc dân Việt Nam tam phân ngũ liệt''", và "''đòi tự trị''", "''quân chủ lập hiến''". Họ bác bỏ "''thuyết xã hội, thuyết quốc tế cùng đảng viên tả phái đi cổ động tự do''", cho đó là "''trái với tinh thần "trung quân ái quốc" của dân chúng, trái với luân lý Phật đà, Khổng Tử, khác với chủ nghĩa quốc gia cái rễ từ đời Trưng Nữ vương đuổi Tô Định, Triệu Ấu đuổi quân Ngô''", kêu gọi "''chỉ có ai là thức thời, có lòng yêu nước trung vua vốn sẵn, chỉ dựa vào cái chủ nghĩa "Pháp Nam hợp tác", "Pháp Việt đề huề", học đòi người quý quốc, làm cho nước được mạnh, dân được giàu lên đã''".
 
Theo báo Tràng An những người này chủ trương "''Nếu chúng ta mong có ngày kia, nước Pháp sẽ theo hòa ước 6 juin 1884, thi hành triệt để giao giả về quốc quyền cho chúng ta tự trị lấy việc nước nhà ta, thì trước hết chúng ta cũng phải bắt chước người Pháp đồng tâm hiệp lực lại, trên dưới một lòng, quân dân một dạ, cử quốc hiệp nhất, khiến cho nước Pháp kính nể, nước Pháp tin cẩn mới được''". Một số chính trị gia theo chiều hướng này tiêu biểu như [[Bùi Quang Chiêu]], [[Phạm Quỳnh]]...nhưng đường lối cụ thể không giống nhau. Họ chống lại Mặt trận Bình dân (cánh tả) ở Pháp. [[Phạm Quỳnh]], [[Ngô Đình Khôi]]... tiêu biểu cho khuynh hướng bảo hộ Pháp, quân chủ kèm dân quyền, sau có hướng thân Nhật, là nhóm "quốc gia" nhất. [[Bùi Quang Chiêu]] có hướng tự do, và lập hiến kiểu dân chủ tư sản, sau ngả xu hướng xã hội cấp tiến, pha trộn chủ nghĩa tự do và xã hội, gần đường lối Gandhi nhưng ủngchấp hộnhận bảo hộ Pháp, một thời gian ngắn liên kết với nhóm ủng hộ thợ thuyền cộng sản và xã hội. [[Hồ Văn Ngà]] thì dựa vào Nhật ủng hộ độc lập. Ngoài ra còn có "Quốc gia Xã hội" (gọi tắt là Quốc xã) như nhóm Đại Việt của [[Trần Trọng Kim]],... Pháp thời gian đó cũng có [[Đảng Quốc gia Xã hội Pháp]], có chi nhánh tại Đông Dương.
 
===Các phong trào chống Pháp===