Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Pháp thuộc”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Rotire (thảo luận | đóng góp)
Rotire (thảo luận | đóng góp)
Dòng 360:
Báo chí quốc ngữ phát triển tạo điều kiện cho văn học và học thuật bằng chữ quốc ngữ phát triển. Đây là thời kỳ văn học viết bằng chữ quốc ngữ phát triển mạnh mẽ nhất kể từ khi chữ quốc ngữ được sử dụng trong văn học cho đến nay. Nhiều phong trào văn học xuất hiện như [[Phong trào Thơ mới (Việt Nam)|Phong trào Thơ mới]], phong trào văn học hiện thực, phong trào văn học lãng mạn... Nhiều nhà văn, nhà thơ nổi tiếng xuất hiện như [[Tản Đà]], [[Xuân Diệu]], [[Huy Cận]], [[Chế Lan Viên]], [[Hàn Mặc Tử]], [[Thạch Lam]], [[Nguyễn Tuân]], [[Nam Cao]], [[Nguyên Hồng]], [[Nguyễn Công Hoan]], [[Vũ Trọng Phụng]], [[Nhất Linh]], [[Hồ Biểu Chánh]]... Các hình thức văn học truyền thống như thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết được cách tân theo phong cách phương Tây đồng thời xuất hiện nhiều thể loại văn học mới như tùy bút, du ký, phóng sự báo chí... Trong lĩnh vực học thuật xuất hiện những học giả nổi tiếng như [[Trương Vĩnh Ký]], [[Nguyễn Văn Vĩnh]], [[Phạm Quỳnh]], [[Phan Khôi]]... Những học giả tiên phong thời Pháp thuộc có nhiều nỗ lực biến tiếng Việt thành một ngôn ngữ học thuật đủ sức truyền tải tinh hoa tri thức Đông Tây. Tri thức của hai nền học thuật Đông Tây được giới thiệu rộng rãi đến công chúng bằng chữ quốc ngữ thông qua các ấn phẩm báo chí và sách chuyên khảo. Có thể nói thời Pháp thuộc là giai đoạn phát triển quan trọng của quốc ngữ từ ngôn ngữ bình dân trở thành ngôn ngữ văn học và học thuật. Nền văn học quốc ngữ và nền quốc học sử dụng chữ quốc ngữ đã hình thành trong thời kỳ này.
 
Ngoài ra còn có sự phát triển của âm nhạc và hội họa theo hướng tiếp thu những kỹ thuật sáng tác phương Tây, chịu ảnh hưởng phong cách phương Tây, mang những nội dung hiện đại. Âm nhạc và hội họa thời kỳ này là sự giao thoa Đông Tây. Các nghệ sĩ đã tiếp thu những phương pháp nghệ thuật phương Tây để thể hiện tâm hồn phương Đông. Đầu thế kỷ XX, dưới thời Pháp thuộc, [[tân nhạc Việt Nam]] xuất hiện. Tân nhạc xuất hiện sau phong trào [[thơ mới]] và dòng [[văn học lãng mạn Việt Nam|văn học lãng mạn]] vài năm. Giống như những [[nhà văn]] lãng mạn, thi sĩ của [[Phong trào Thơ mới (Việt Nam)|phong trào thơ mới]] chịu ảnh hưởng bởi [[văn học lãng mạn Pháp]], các nhạc sĩ tiền chiến chịu ảnh hưởng bởi âm nhạc phương Tây. Nhiều nhạc sĩ nổi tiếng thành danh trong thời kỳ này như [[Văn Chung]], [[Doãn Mẫn]], [[Nguyễn Văn Thương]], [[Lê Thương]], [[Nguyễn Xuân Khoát]], [[Dương Thiệu Tước]], [[Đỗ Nhuận]], [[Lưu Hữu Phước]], [[Văn Cao]], [[Tô Vũ]]... Hội họa thời kỳ này để lại nhiều dấu ấn sâu sắc với những họa sĩ nổi tiếng như [[Nguyễn Gia Trí]], [[Tô Ngọc Vân]], [[Nguyễn Tường Lân]], [[Trần Văn Cẩn]], [[Nguyễn Tư Nghiêm]], [[Dương Bích Liên]], [[Nguyễn Sáng]], [[Bùi Xuân Phái]], [[Nguyễn Phan Chánh]], [[Vũ Cao Đàm]], [[Lê Phổ]] được đào tạo tại [[trường Mỹ thuật Đông Dương]]. Các họa sĩ đã học hỏi các phong cách hội họa phương Tây cũng như sử dụng các chất liệu bản địa như sơn mài để vẽ ra những tác phẩm nổi tiếng được lưu truyền đến nay.
 
===Di sản kiến trúc===