Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Pháp thuộc”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Rotire (thảo luận | đóng góp)
Rotire (thảo luận | đóng góp)
Dòng 375:
 
===Y tế===
Năm 1902, Pháp thành lập trường Y khoa Hà Nội do bác sĩ [[Alexandre Yersin]] làm hiệu trưởng. Khóa đầu tiên có 29 sinh viên. Sau đó trường được đổi tên thành Y khoa Đông Dương. Chương trình học tại trường kéo dài 4 năm và học sinh ra trường được cấp bằng y sĩ. Năm 1908, xảy ra phong trào nông dân chống thuế ở các tỉnh Trung Kì khiến người Pháp giáng cấp Y khoa Đông Dương thành trường Y khoa Hà Nội. Nha Học Chính Đông Dương đã phải thừa nhận: "''Dưới chính quyền mới, một giai đoạn ngừng trệ đã tác động lên toàn bộ nền giáo dục nói chung - bị chụp mũ một cách đáng tiếc là tác giả thực sự của phong trào cách mạng 1908. Cái trạng thái tinh thần đáng buồn đó, hiện vẫn chưa hoàn toàn mất đi, đã làm chậm sự phát triển của trường mất 10 năm''". Năm 1913, Tổng thống Pháp đổi tên trường thành Y khoa Đông Dương trực thuộc toàn quyền Đông Dương. Năm 1916, trường được đổi tên thành Y Dược khoa Đông Dương. Năm 1923, trường được nâng cấp thành Trường Y Dược toàn cấp Đông Dương. Trường đào tạo ra bác sĩ với chương trình học 4 năm và dược sĩ với chương trình học 3 năm. Trường có một số bệnh viện thực hành như Nhà thương Phủ Doãn, Viện Mắt và bệnh viện tâm thần Vôi (Bắc Giang), bệnh viện René Robin sau trở thành bệnh viện Bạch Mai. Trong suốt quá trình tồn tại, trường Y Đông Dương đã đào tạo ít nhất 483 người bác sĩ, quá ít so với dân số hơn 20 triệu dân Việt Nam lúc đó nhưng cũng góp phần tạo ra những cán bộ chủ chốt cho ngành y tế Việt Nam ở cả hai miền Nam Bắc sau khi giành được độc lập. Nhiều người từng tốt nghiệp trường Y Đông Dương đã trở thành các các nhà lãnh đạo nổi tiếng.<ref>[https://hmu.edu.vn/LichSu/Lichsu-P1.htm Đại học Y Hà Nội thời kỳ thuộc Pháp (1902 - 1945)], Hanoi Medical University.</ref>
 
==Hậu quả thời Pháp thuộc==