Khác biệt giữa bản sửa đổi của “William II của Anh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 35:
Sự phân chia đất nước thành hai phần thừa kế sau cái chết của William I đã khiến cho những lãnh chúa mà đất phong của họ nằm giữa lãnh địa của William II và người anh trai Robert - công tước Normandie cảm thấy khó xử khi mà đứng giữa sự thù địch của hai anh em nhà William, họ khó lòng có thể làm hài lòng cho cả hai và lo sợ sẽ bị một trong hai người tấn công. Do sự lo sợ đó, họ quyết định hành động để đưa đất nước thống nhất dưới một nhà cai trị duy nhất. Vụ nổi loạn năm 1088 nổ ra chống lại William dưới sự lãnh đạo của viên giám mục đầy quyền lực và là anh em cùng cha khác mẹ với William I - [[Odo xứ Bayeux]]. Robert, trong khi đó lại không kịp có mặt trên đất Anh để thu hút sự ủng hộ của phe cánh của mình, cho nên William II đã có đủ thời gian để mua chuộc nhân tâm bằng tiền bạc cũng như lời hứa hẹn sẽ cai trị tốt hơn. Sau cùng William II đã đánh bại hoàn toàn cuộc nổi dậy. Đến năm 1091, William II đưa quân đánh xứ Normandie, khuất phục lực lượng của Robert và bắt Robert phải cắt cho mình một phần lãnh thổ. Tuy vậy, cả hai nhanh chóng bỏ qua những nỗi bất hòa và William II đã lên kế hoạch giúp sức cho Robert giành lại những vùng lãnh thổ đã mất cho nước Pháp, chủ yếu là Maine. Kế hoạch này đã không được thực hiện, nhưng William II tiếp tục duy trì một thái độ hiếu chiến đối với những vùng lãnh thổ của Pháp đến cuối thời cai trị của mình.
 
Đương thời, William II đã trở thành vị quân vương quyền lực nhất châu Âu, che mờ tầm ảnh hưởng của các hoàng đế dòng họ Salian tộc Đức. Về tôn giáo, nhà vua không chịu nhiều sự khống chế của [[Giáo hoàng|Đức Giáo hoàng]] từ Tòa thánh La Mã. Các giám mục và chức sắc tôn giáo trong nước đều được sắc phong và chịu sự ràng buộc phong kiến với nhà vua. Trong khi đó, tại châu Âu, những quân vương khác có ý định thoát khỏi ảnh hưởng của Tòa thánh thì dễ dàng bị rút phép thông công như trường hợp của hoàng đế La Mã Thần thánh [[Heinrich IV của đế quốc La Mã Thần thánh|Heinrich IV]]. Quyền lực và luật pháp của vua Anh bấy giờ là rất lớn, khiến cho William II trở nên tương đối độc lập với Giáo hoàng. Tuy vậy, năm 1097, William II cho khởi công xây dựng [[Tu viện Westminster|Tòa Tu viện Westminster]] để biểu dương quyền lực của mình. Tòa Giáo đường được hoàn thành năm 1099 và trở thành giáo đường lớn nhất châu Âu thời đó. {{tham khảo|2}}
 
== Quan hệ với giáo hội và đức tin ==
Tổng Giám mục Canterbury dưới thời vua cha William I là Lanfranc qua đời năm 1087, hai năm sau khi nhà vua lên ngôi nhưng William II lại trì hoãn việc bổ nhiệm một vị Tổng Giám mục mới và tạm thời chiếm đoạt những nguồn thu của giáo hội. Đến năm 1093, nhà vua trong một cơn bạo bệnh đã vội vàng bổ nhiệm triết gia nổi tiếng nhất thời đó, Anselm vào chức vụ Tổng Giám mục Canterbury. Sự bổ nhiệm này tạo nên một mối bất hòa lâu dài giữa vương quyền và giáo hội. Trên cương vị Tổng Giám mục, Anselm tỏ ra là một người ủng hộ mạnh mẽ cho những cuộc cải cách tôn giáo của Giáo hoàng Gregory VII hơn là người tiền nhiệm Lanfranc.
 
Mối quan hệ của William II và Anselm nhìn chung là không tốt, bất đồng trong rất nhiều những vấn đề của giáo hội, đến nỗi nhà vua từng nói về Anselm rằng "Ngày hôm qua ta thù ghét hắn ta, ngày hôm nay ta thù ghét hắn ta hơn và hắn ta có thể chắc chắn rằng từ nay về sau ta sẽ còn thù ghét hắn dữ dội và cay đắng hơn nữa." Hàng giáo sĩ Anh, vốn ủng hộ nhà vua hơn do nhận được nhiều lợi ích thiết thân, đã không ủng hộ những chính sách của Anselm. Năm 1095, William II triệu tập một hội đồng tại Rockingham để hòng ép buộc Anselm làm việc theo ý mình, tuy nhiên, Tổng Giám mục vẫn không bị lay chuyển, do đó, Anselm bị lưu đày vào tháng 10 năm 1097. Sự việc này đến tai của tân Giáo hoàng Urban II, vốn là người linh họa và có đường lối mềm dẻo hơn trong ngoại giao. Urban II vốn đang xung đột gay gắt với hoàng đế La Mã Thần thánh Heinrich IV về vấn đề tôn giáo, không muốn có thêm một rắc rối, cho nên đã quyết định kí với William II một hòa ước. Theo hòa ước vừa kí, William II thừa nhận địa vị giáo hoàng của Urban II và ngược lại giáo hoàng sẽ phê chuẩn cho giáo hội Anglo-Norman của nước Anh được giữ nguyên như cũ. Anselm vẫn tiếp tục bị đi đày và những nguồn thu của Tổng Giám mục Canterbury tiếp tục chảy vào túi của nhà vua cho đến cuối thời cai trị của William II.
 
Sự xung đột này có thể được xem là dấu hiệu của sự thiếu ổn định trong chính trị nước Anh thời trung cổ, mà điển hình là vụ ám sát Thomas Becket dưới triều đại vua Henry II nhà Plantagenet sau này, cũng như những chính sách của vua Henry VIII hàng thế kỉ sau, chứ không phải chỉ là khiếm khuyết riêng của triều đại William II.
 
== Chú thích ==
{{tham khảo|2}}
{{thể loại Commons|William II of England}}
{{Quốc vương và Nữ vương nước Anh}}