Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Cơ học lượng tử”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Đã lùi lại sửa đổi của 113.161.65.253 (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của Tuanminh01
Thẻ: Lùi tất cả
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 3:
'''Cơ học lượng tử''' là một trong những [[lý thuyết]] cơ bản của [[vật lý học]]. Cơ học lượng tử là phần mở rộng và bổ sung của [[cơ học cổ điển|cơ học Newton]] (còn gọi là ''cơ học cổ điển''), là cơ sở của nhiều chuyên ngành [[vật lý học|vật lý]] và [[hóa học]] như [[vật lý chất rắn]], [[hóa học lượng tử|hóa lượng tử]], [[vật lý hạt]]. Khái niệm ''lượng tử'' dùng để chỉ một số đại lượng vật lý như [[năng lượng]] (xem Hình 1) không liên tục mà rời rạc.
 
Cơ học lượng tử là một lý thuyết [[cơ học cổ điển|cơ học]], nghiên cứu về [[chuyển động]] và các đại lượng vật lý liên quan đến chuyển động như [[năng lượng]] và [[động lượng|xung lượng]], của các vật thể nhỏ bé, ở đó [[lưỡng tính sóng-hạt]] được thể hiện rõ. Lưỡng tính sóng hạt được giả định là tính chất cơ bản của [[vật chất]], chính vì thế cơ học lượng tử được coi là cơ bản hơn cơ học Newton vì nó cho phép mô tả chính xác và đúng đắn rất nhiều hiện tượng vật lý mà cơ học Newton không thể giải thích được. {{Cần dẫn nguồn}}Các hiện tượng này bao gồm các hiện tượng ở quy mô [[nguyên tử]] hay nhỏ hơn ([[hạ nguyên tử]]). Cơ học Newton không thể lý giải tại sao các nguyên tử lại có thể bền vững đến thế, hoặc không thể giải thích được một số hiện tượng vĩ mô như [[siêu dẫn]], [[siêu chảy]]. Các [[tiên đoán]] của cơ học lượng tử chưa bao giờ bị thực nghiệm chứng minh là sai sau một thế kỷ. {{Cần dẫn nguồn}}Cơ học lượng tử là sự kết hợp chặt chẽ của ít nhất bốn loại hiện tượng mà cơ học cổ điển không tính đến, đó là: (i) việc [[lượng tử hóa]] (rời rạc hóa) một số đại lượng vật lý, (ii) [[lưỡng tính sóng-hạt|lưỡng tính sóng hạt]], (iii) [[rối lượng tử|vướng lượng tử]] và (iv) [[nguyên lý bất định]]. Trong các trường hợp nhất định, các [[định luật vật lý|định luật]] của cơ học lượng tử chính là các định luật của cơ học cổ điển ở mức độ chính xác cao hơn. Việc cơ học lượng tử rút về cơ học cổ điển được biết với cái tên [[nguyên lý tương ứng]].{{Cần dẫn nguồn}}
 
Cơ học lượng tử được kết hợp với [[thuyết tương đối]] để tạo nên ''[[cơ học lượng tử tương đối tính]]'', đối lập với ''[[cơ học lượng tử phi tương đối tính]]'' khi không tính đến [[tính tương đối]] của chuyển động.{{Cần dẫn nguồn}} Ta dùng khái niệm ''cơ học lượng tử'' để chỉ cả hai loại trên. Cơ học lượng tử đồng nghĩa với vật lý lượng tử. Tuy nhiên vẫn có nhiều nhà khoa học coi cơ học lượng tử có ý nghĩa như cơ học lượng tử phi tương đối tính, mà như thế thì nó hẹp hơn vật lý lượng tử.{{Cần dẫn nguồn}}
Dòng 91:
Rất nhiều các [[công nghệ]] hiện đại sử dụng các thiết bị có kích thước mà ở đó hiệu ứng lượng tử rất quan trọng. Ví dụ như là [[laser]], [[tranzito|transistor]], [[hiển vi điện tử]], và [[chụp cộng hưởng từ|chụp cộng hưởng từ hạt nhân]]. Nghiên cứu về [[chất bán dẫn]] dẫn đến việc phát minh ra các [[đi-ốt]] và [[tranzito|transistor]], đó là những linh kiện điện tử không thể thiếu trong xã hội hiện đại.
 
Các nhà nghiên cứu hiện đang tìm kiếm các phương pháp để can thiệp vào các trạng thái lượng tử. Một trong những cố gắng đó là [[mật mã lượng tử]] cho phép truyền [[thông tin]] một cách an toàn<ref>Tham khảo mật mã lượng tử: https://www.youtube.com/watch?v=UiJiXNEm-Go

https://www.youtube.com/watch?v=6H_9l9N3IXU&t=</ref>. Mục đích xa hơn là phát triển các [[máy tính lượng tử]], có thể thực hiện các tính toán nhanh hơn các máy tính hiện nay rất nhiều lần. Một lĩnh vực khác đó là [[viễn tải lượng tử]] có thể cho phép truyền các trạng thái lượng tử đến những khoảng cách bất kỳ.
 
== Hệ quả triết học của cơ học lượng tử ==