Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tuổi kết hôn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Krachen (thảo luận | đóng góp)
Krachen (thảo luận | đóng góp)
Dòng 23:
* Về mặt xã hội: Việc quy định tuổi kết hôn nam 20 tuổi, nữ 18 tuổi đã áp dụng từ năm 1959 và không thấy người dân có khiếu nại gì. Xu hướng xã hội hiện đại cho thấy, độ tuổi kết hôn trung bình của cả nam và nữ đang ngày càng tăng cao, nên xã hội cũng không đòi hỏi phải hạ tuổi kết hôn của nam.
* Về mặt sinh học: Trung bình con gái bắt đầu [[dậy thì]] lúc 10-12 tuổi, con trai bắt đầu dậy thì lúc 11-13 tuổi. Con gái thường dậy thì xong lúc 15-17 tuổi, trong khi con trai dậy thì xong lúc 17-19 tuổi. Như vậy, con trai dậy thì muộn hơn, trưởng thành chậm hơn 2 năm so với con gái. Do đó quy định tuổi kết hôn của nam chậm hơn 2 tuổi là phù hợp với đặc thù sinh lý của 2 giới, không thể xem đó là "phân biệt đối xử về giới" (tương tự như việc quy định vợ được nghỉ thai sản lâu hơn chồng cũng không bị coi là phân biệt đối xử).
* Tại Việt Nam, có một đặc thù là nam giới từ 18 tuổi trở lên đều phải đăng ký tham gia [[nghĩa vụ quân sự]], sau khi đi nghĩa vụ 2 năm mới đủ 20 tuổi để có thể kết hôn. Nếu hạ tuổi kết hôn của nam xuống 18 tuổi thì sẽ dẫn tới hệ lụy là có nhiều thanh niên tìm cách '''''trốn nghĩa vụ quân sự''''' bằng cách đăng ký kết hôn và sinh con. Đồng thời, sẽ có những cặp vợ chồng vừa kết hôn, người vợ đang mang thai thì lại phải chia lìa do người chồng (vừa đủ 18 tuổi) phải đi nghĩa vụ quân sự, như vậy là vô nhân đạo với các cặp vợ chồng trẻ. Trong những trường hợp này, Luật Hôn nhân và gia đình sẽ cản trở việc thi hành Luật nghĩa vụ quân sự, và gián tiếp trở nên vô nhân đạo với các cặp vợ chồng trẻ chưa đủ 20 tuổi.
 
Từ những phân tích trên, [[Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014]] đã tiếp tục quy định ''"tuổi kết hôn của nam là đủ 20 tuổi, nữ là đủ 18 tuổi"''.