Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Quảng Ninh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 607:
Ðạo Phật đến với vùng đất này rất sớm. Trước khi vua Trần Thái Tông (1225-1258) đến với đạo Phật ở núi Yên Tử thì đã có nhiều các bậc chân tu nối tiếp tu hành ở đó. Vua Trần Nhân Tông (1279-1293) chọn Yên Tử là nơi xuất gia tu hành và lập nên dòng Thiền trúc Lâm ở Việt Nam. Thế kỷ XIV, khu Yên Tử và Quỳnh Lâm (Ðông Triều) là trung tâm của Phật giáo Việt Nam, đào tạo tăng ni cho cả nước. Nhiều thế kỷ sau đó, Ðạo Phật vẫn tiếp tục duy trì với hàng trăm ngôi chùa ở Quảng Ninh, trong đó có những ngôi chùa nổi tiếng như chùa Lôi Âm, chùa Long Tiên (Hạ Long), chùa Cái Bầu (Vân Đồn), Linh Khánh (Trà Cổ - Móng Cái), Ba Vàng (Uông Bí), Hồ Thiên (Ðông Triều), Linh Quang (Quan Lạn)...
 
Những người tôn thờ các tôn giáo khác cũng có nhưng không đông như tín đồ Ðạo Phật.<ref name="thuviendientu.baoquangninh.com.vn">{{Chú thích web|url=http://thuviendientu.baoquangninh.com.vn/cac-don-vi-hanh-chinh/201509/gioi-thieu-chung-ve-tinh-quang-ninh-2284365/index.htm|tiêu đề=}}</ref> Tính đến ngày [[1 tháng 4]] năm [[2009]], toàn tỉnh Quảng Ninh có 6 [[tôn giáo]] khác nhau chiếm 23.540 người, trong đó, nhiều nhất là [[Công giáo]] có 19.872 người (hiện có 27 nhà thờ Ky Tô giáo của 9 xứ thuộc 41 họ đạo nằm ở 8 huyện, thị xã, thành phố), [[Phật giáo]] có 3.302 người, [[Tin Lành|Đạo Tin Lành]] có 271 người, [[Đạo Cao Đài]] có 87 người, [[Hồi giáo|Hồi Giáo]] có bảy người, ít nhất là [[Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam]] có một người<ref name="dstcdtvn" />. Tín ngưỡng phổ biến nhất đối với cư dân sống ở Quảng Ninh là thờ cúng tổ tiên, thờ các vị tướng lĩnh nhà Trần có công với dân với nước, các vị Thành Hoàng, các vị thần (sơn thần, thuỷ thần), thờ các mẫu (Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải).<ref name="thuviendientu.baoquangninh.com.vn"/> Hiện tại (2019), Quảng Ninh là một trong những địa phương có số dân theo đạo Công giáo thưa nhất miền Bắc Việt Nam với 3242.567 tín hữu, chiếm 3,2% dân số toàn tỉnh.
 
== Du lịch ==