Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Pháp thuộc”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Rotire (thảo luận | đóng góp)
Rotire (thảo luận | đóng góp)
Dòng 332:
 
===Giáo dục===
Ngay sau khi chiếm được Nam Kì, Pháp cố gắng thiết lập một hệ thống giáo dục theo mô hình Pháp gồm hai bậc, tiểu học và trung học với tổng thời gian học là 6 năm. Năm 1864, chính quyền thuộc địa đã ra quyết định mở trường học quốc ngữ ở các tỉnh huyện quan trọng nhất của Nam Kỳ và mỗi trường do một viên thông ngôn đảm nhiệm. Cuối năm 1864 có hai mươi trường được mở với 300 học sinh, bốn năm sau con số này tăng lên 104 trường học với 3.200 học sinh. Năm 1864 cũng diễn ra kỳ thi Nho học cuối cùng ở Nam Kỳ.<ref name="hoa"/> Gần 10 năm sau khi chiếm đóng Nam Kỳ, khoảng 60 trường tiểu học được Pháp thành lập ở khu vực này với gần 1.400 học sinh. Nhiều trẻ em người Việt tiếp tục theo học chương trình chữ Hán ở trường tư thục. Tiểu học tập đọc và viết chữ Quốc ngữ, chữ Nho, tiếng Pháp; tiếng Pháp căn bản; toán sơ đẳng; hình học sơ đẳng; khái niệm đo đạc; tổng quan về lịch sử và địa lý. Đến bậc trung học, học sinh sẽ học kỹ hơn về tiếng Pháp, văn học Pháp; làm luận bằng tiếng Pháp, quốc ngữ và chữ Nho và nhiều nội dung nâng cao hơn về toán, vũ trụ, vật lý, hội họa... Pháp siết chặt việc mở trường tư thục, tăng cường kiểm soát trường làng. Pháp bãi bỏ trường dạy quốc ngữ ở các làng mà tập trung về trường ở Sài Gòn, Chợ Lớn, Vĩnh Long, Bến Tre, Sóc Trăng nhưng tại các lớp học của thầy đồ, học sinh vẫn học theo lối cũ. Pháp khuyến khích thầy đồ nào dạy thêm chữ quốc ngữ sẽ được thưởng 200 Francs. Tại các trường của nhà nước, cấp tiểu học khi đó chỉ còn vài tiết học chữ Nho, không còn tiết nào khác dành cho kiến thức hay phổ cập văn hóa dân tộc bản xứ do đó người Việt không chịu theo học trường của chính quyền Pháp, nhiều làng phải thuê người nghèo đi học cho đủ sĩ số.<ref name="vnn">[https://vietnammoi.vn/chuong-trinh-tieu-hoc-nang-ne-duoi-thoi-phap-47890.htm Chương trình tiểu học nặng nề dưới thời Pháp], vietnamnet, 30/08/2017</ref> Những năm đầu, soái phủ Nam Kì gặp rất nhiều khó khăn khi hệ thống Nho học bị bãi bỏ. Các thầy đồ di cư ra Trung Kì thuộc triều đình Huế để tiếp tục dạy học. Nhiều học trò tham gia các lực lượng nghĩa quân.<ref name="vnexpress">[https://vnexpress.net/tin-tuc/giao-duc/giao-duc-viet-nam-thoi-phap-thuoc-3630779.html Giáo dục Việt Nam thời Pháp thuộc], 25/8/2017, VnExpress.</ref>
 
Năm 1879, nghị định cải tổ giáo dục Nam Kì được ban hành, chia chương trình học làm ba cấp với tổng thời gian học là 10 năm. Cấp một học trong ba năm, dạy Pháp văn, Quốc ngữ và Hán văn. Cấp hai có thời lượng ba năm, mỗi tuần sẽ dành hai giờ cho chữ Nho và Quốc ngữ, còn lại dành cho tiếng Pháp. Cấp ba sẽ học trong bốn năm với nhiều nội dung, dạy bằng tiếng Pháp như số học, hình học phẳng, đại số, lượng giác, trắc lượng, vẽ, địa lý, vũ trụ, hóa học, vật lý, vạn vật học... Pháp chọn học sinh vào cấp một từ những em đã biết tiếng Hán tới một trình độ nào đó.<ref name="vnn"/> Những năm đầu, soái phủ Nam Kì gặp rất nhiều khó khăn khi hệ thống trường Nho học giải tán. Các thầy đồ di cư ra Trung Kì thuộc triều đình Huế để tiếp tục dạy học. Nhiều học trò tham gia các lực lượng nghĩa quân.<ref name="vnexpress">[https://vnexpress.net/tin-tuc/giao-duc/giao-duc-viet-nam-thoi-phap-thuoc-3630779.html Giáo dục Việt Nam thời Pháp thuộc], 25/8/2017, VnExpress.</ref>
[[File:Primary school before 1945.jpg|nhỏ|trái|300px|Trường tiểu học thời Pháp thuộc]]
Sau khi chiếm được Bắc Kì và Trung Kì, tháng 7/1886, Paul Bert ký nghị định thành lập Bắc Kỳ Hàn lâm Viện, trụ sở tại Hà Nội để lôi kéo các sĩ phu, nhân sĩ nhằm truyền bá tư tưởng, học thuật Pháp tại miền Bắc. Sau đó, Paul Bert cho thành lập một trường hoàng gia dành riêng cho việc giảng dạy tiếng Pháp cho con em tôn thất và quan lại Huế. Lúc này, ở Hà Nội chỉ có một trường tiểu học nhưng một năm sau đó, đã có hệ thống trường Pháp - Việt gồm chín trường tiểu học cho nam sinh, bốn trường tiểu học cho nữ sinh. Năm 1900, Hà Nội có 15 trường tiểu học; Hải Phòng năm trường; Nam Định bốn trường; Thanh Hóa, Vinh, Huế, mỗi nơi có hai trường; Hội An và Nha Trang mỗi nơi một trường.<ref name="vnn"/> Năm 1906 Pháp thực hiện cải cách giáo dục. Pháp thiết lập hệ thống tiểu học do chính quyền đài thọ với tên gọi là đệ nhị cấp (tiểu học) và đệ tam cấp (trung học). Chương trình học được thêm vào nội dung mới nhất của khoa học phương Tây, tri thức thực hành thông dụng.<ref name="vnexpress"/> Chính quyền thực dân ở Việt Nam cho mở hai hệ thống trường học: trường Hán học có cải tổ đôi chút và hệ thống trường Pháp - Việt. Hai hệ thống trường Hán học và trường Pháp Việt cùng tồn tại song song được triều đình nhà Nguyễn chấp thuận<ref>[https://www.bbc.com/vietnamese/forum-45407297 Quốc ngữ và nỗ lực 'thoát Hán' của các vua nhà Nguyễn], Nguyễn Quang Duy, BBC Tiếng Việt.</ref>. Ở Bắc Kỳ và Nam Kỳ, hệ thống trường học nằm dưới sự quản lý trực tiếp của Sở học chính thì ở Trung Kỳ, triều đình Huế vẫn tiếp tục tổ chức học tập và thi cử Nho giáo. Năm 1907, triều đình Huế thành lập Bộ Học, đứng đầu là Thượng thư [[Cao Xuân Dục]], quản lý các trường Hán học ở Trung Kỳ. Cho tới năm 1918, ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ, các trường Hán học công lập được tổ chức lại theo ba bậc (Đồng ấu, Tiểu học, Trung học) tồn tại song song cùng các trường Pháp – Việt với số lượng chiếm đa số trong hệ thống giáo dục. Năm 1908, tổng số trường Hán học ở cả hai xứ này là 15 ngàn với khoảng 200 ngàn học sinh. Các trường Pháp – Việt được tổ chức theo hai cấp học là Tiểu học (có các lớp Dự bị và Sơ học) và Trung học (khi đó gọi là complementaire). Năm 1913, tổng trường Pháp – Việt ở Bắc Kỳ là 51 với hơn 6000 học sinh, chỉ có một trường Trung học là Trung học Bảo hộ thành lập năm 1908. Ở Trung Kỳ năm 1913 có 23 trường Pháp – Việt với chưa đến 1000 học sinh, chỉ có một trường Trung học duy nhất là Quốc học Huế, thành lập năm 1898. Ở Nam Kỳ, các trường Hán học hoàn toàn bị loại khỏi hệ thống giáo dục công, chỉ một số địa phương vẫn còn các lớp học chữ Nho của các thầy đồ. Năm 1913 số trường Pháp – Việt ở Nam Kỳ là 737 trường với hơn 43 ngàn học sinh, chiếm hơn 90% tổng số trường Pháp – Việt ở Việt Nam. Trường Hán học chỉ duy trì tạm thời, đã được thay thế bằng trường Pháp - Việt trên cả nước kể từ thập niên 1910.<ref name="hoa"/>