Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Ấn Độ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 81:
}}
 
'''Ấn Độ''' ({{lang-hi|भारत|Bhārata}}, {{lang-en|India}}), tên gọi chính thức là '''Cộng hòa Ấn Độ''' ({{lang-hi|भारत गणराज्य|Bhārat Gaṇarājya}}, {{lang-en|Republic of India}}), là một [[quốc gia]] tại [[Nam Á]]. Đây là quốc gia [[Danh sách quốc gia theo diện tích|lớn thứ bảy về diện tích]], và [[Danh sách quốc gia theo số dân|đông dân thứ nhì]] trên thế giới với trên 1,33 tỷ người. Ấn Độ tiếp giáp với [[Ấn Độ Dương]] ở phía Nam, [[biển Ả Rập]] ở phía Tây – Nam và [[vịnh Bengal]] ở phía Đông – Nam; có biên giới trên bộ với [[Pakistan]] ở phía Tây; với [[Trung Quốc]], [[Nepal]], và [[Bhutan]] ở phía Đông – Bắc; và [[Myanmar]] cùng [[Bangladesh]] ở phía Đông. Trên Ấn Độ Dương, Ấn Độ lân cận với [[Sri Lanka]] và [[Maldives]]; thêm vào đó, [[Quần đảo Andaman và Nicobar]] của Ấn Độ có chung đường biên giới trên biển với [[Thái Lan]] và [[Indonesia]].
 
[[Tiểu lục địa Ấn Độ]] là nơi xuất hiện [[văn minh lưu vực sông Ấn]] cổ đại, có các tuyến đường mậu dịch mang tính [[lịch sử]] cùng những đế quốc rộng lớn, và trở nên giàu có về thương mại và văn hóa trong hầu hết lịch sử lâu dài của mình.<ref>{{harvnb|Stein|1998|pp = 16–17}}</ref> Đây cũng là nơi bắt nguồn của bốn tôn giáo lớn: [[Ấn Độ giáo]], [[Phật giáo]], [[Kỳ Na giáo|Jaina giáo]] và [[Sikh giáo]]; trong khi [[Do Thái giáo]], [[Hỏa giáo]], [[Kitô giáo|Cơ Đốc giáo]] và [[Hồi giáo]] được truyền đến vào [[Thiên niên kỷ 1|thiên niên kỷ thứ nhất]] sau [[Công nguyên]] và cũng giúp hình thành nền [[văn hóa]] đa dạng của khu vực. Khu vực dần bị thôn tính và chuyển sang nằm dưới quyền quản lý của [[Công ty Đông Ấn Anh]] từ đầu [[Thế kỷ 18|thế kỷ XVIII]], rồi nằm dưới quyền quản lý trực tiếp của [[Đế quốc Anh|Anh Quốc]] từ giữa [[Thế kỷ 19|thế kỷ XIX]]. Ấn Độ trở thành một [[Quốc gia có chủ quyền|quốc gia độc lập]] vào năm [[1947]] sau một cuộc đấu tranh giành độc lập dưới hình thức [[đấu tranh bất bạo động]] do [[Mahatma Gandhi]] lãnh đạo.