Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đông Ngô”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 56:
 
== Cực thịnh ==
Thời gian cai trị kéo dài của Đại Đế [[Tôn Quyền]] (229-252) là khoảng thời gian cường thịnh nhất của quốc gia này.
Việc di dân từ phía bắc và "bình định" các bộ lạc thiểu số đã làm tăng nhân lực cho nông nghiệp, đặc biệt là ở hạ lưu sông Dương Tử.
Tôn Quyền đem quân tiến về hướng Đông Nam, thúc đẩy việc mở mang một dải đất khu vực này và thực hiện dung hợp dân tộc. Nhà Ngô đã khai phá vùng Bình nguyên Thái Hồ ở Tam Ngô (Ngô Quận, Ngô Hưng, Cối Kê) và khu vực vịnh Hàng Châu tiếp giáp với Kiến Nghiệp thuộc quận Đan Dương đã tiếp giáp với những điểm khai phá mới tại Bình nguyên Giang Hán thuộc các quận Giang Hạ, Nam Quận. Các điểm khai phá thuộc quận Dự Chương và khu vực hồ Thẩm Dương và sông Cán Thủy đã nối liền những điểm khai phá mới vùng Động Đình hồ và lưu vực các sông Tương, Nguyên nằm tại quận Trường Sa, Hành Dương, Tương Đông, Linh Lăng, Thiệu Lăng; thậm chí vùng hẻo lánh tại Lĩnh nam là Phiên Ngung cũng được nối liền nhau, nhất là các địa phương Tam Ngô (Đông Ngô nay là Tô Châu, Trung Ngô nay là Nhuận Châu, Tây Ngô nay là Hồ Châu thuộc Giang Tô), Đan Dương, khu khai phá kinh tế được mở rộng chưa từng có.
 
Các khu vực đồn điền nông nghiệp được hình thành dưới sự giám sát của các võ quan (Điển nông Hiệu úy) tại vùng Thương Châu (nam Giang Tô), Hoãn Thành (Tiềm Giang, An Huy).
Đồn điền quân sự tại Đông Ngô có 14 khu chủ yếu là những vùng giáp ranh với Ngụy. Hoãn thành là một đồn điền quan trọng của Đông Ngô có khoảng 4000 khoảnh ruộng lúa nước, 600 chiếc thuyền, 180 vạn hộc lương.
 
Dân số nước Ngô phân bố tại các châu (nghìn hộ): Dương Châu 358, Quảng Châu 43, Giao Châu 26.
 
Năm 238 Tôn Quyền chuyển kinh đô từ Vũ Xương (Kinh Châu, Hồ Bắc) về Mạt Lăng (Dương Châu, [[Giang Tô]]) và đổi tên là [[Kiến Nghiệp]], cho đắp thành Thạch Đầu. Vận tải đường sông phát triển, với sự ra đời của các kênh Chiết Đông và Giang Nam.
 
Thương mại với [[Thục Hán]] phát triển, với một sự lưu thông lớn của bông từ Thục và sự phát triển của đồ tráng men và công nghệ luyện kim. Vận tải biển đã được hoàn thiện hơn để có thể đến được Đông Bắc Á, các vùng Cao Ly, Nhật Bản, Mãn Châu và Đài Loan, và xa hơn nữa đến vùng Syria (Trung Đông). Các tàu buôn có thể chở được tới 700 người và 260 tấn hàng. Nhà Ngô có nền công nghiệp đóng tàu phát triển mạnh, có thể đóng những chiếc tàu chở được 3000 quân.Với sự phát triển của kinh tế thì văn hóa, nghệ thuật cũng phát triển theo. Tại Đồng bằng sông Dương Tử, những ảnh hưởng đầu tiên của Phật giáo đã xuất hiện ở phía nam [[Lạc Dương]].
 
[[Tôn Quyền]] hết sức phát triển xuống dải đất Đông Nam. Phạm vi cai trị của nhà Ngô mở rộng xuống phía nam, với việc thành lập đơn vị hành chính Quảng châu (Quảng có nghĩa là mở rộng, là tỉnh [[Quảng Đông]] ngày nay) năm 226.
 
Để mở mang miền ven biển năm 230, Tôn Quyền phái đội thuyền 10 nghìn người, do Tướng quân Vệ Ôn và Gia Cát Trực suất lĩnh ra biển, đến Di Châu (nay là Đài Loan). Đó là sự ghi chép sớm nhất, minh xác nhất trong văn hiến hiện có liên quan đến việc qua lại giữa Đại lục và Đài Loan. Đạo quân này cũng thực hiện những chuyến hải hành đến Quần đảo Lưu Cầu và Nhật Bản với mục đích thương mại và gia tăng ảnh hưởng quân sự.
 
Nhằm tăng cường giao thương với bên ngoài, nhà Ngô mở rộng hoạt động thương mại trên biển. Các sứ thần nhà Ngô là Tuyên hóa Tùng sự Chu Ứng và Trung lang Khang Thái được cử đến các nước [[Champa]] (miền Trung Việt Nam), [[Phù Nam]] (Campuchia và Đồng bằng châu thổ Mekong), các quốc gia trên Bán đảo Mã Lai, Nam Dương, Ấn Độ và Trung Cận Đông vào thời gian khoảng nằm giữa các năm 245 và 250. Sau khi đi sứ về, Khang Thái có viết quyển ''Phù Nam thổ tục'' còn gọi là ''Phù Nam truyện''.
 
== Suy yếu và diệt vong ==