Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Dạng Mẫn Hoàng hậu”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 74:
Khi ở Đột Quyết, một trong số các phi tần của Dương Giản đã hạ sinh một [[di phúc tử]], đặt tên là [[Dương Chính Đạo]] (楊政道). Tiêu hoàng hậu nuôi dưỡng Dương Chính Đạo, còn [[Xử La khả hãn]] sau đó phong Chính Đạo làm Tùy vương. Tiêu hoàng hậu sau đến sống ở [[Định Tương]]. Dung nhan diễm lệ và khí chất trời sinh của Tiêu thị một lần nữa làm điên cuồng 2 đời thủ lĩnh của người Đột Quyết. Bà lần lượt trở thành sủng phi của Xử La Khả Hãn và sau đó là Hiệt Lợi Khả Hãn. Trong những năm này, các khả hãn Đột Quyết tiếp tục sử dụng Dương Chính Đạo để thu hút người Trung Nguyên hàng phục, nhằm cạnh tranh thế lực với [[nhà Đường|triều Đường]].
 
Năm 630, khi [[Đường Thái Tông]] phái tướng [[Lý Tĩnh]] đo đánh Đột Quyết, Khang Tộ Mật (康蘇密) đã đầu hàng Đường và đưa Tiêu hoàng hậu cùng Dương Chính Đạo đến chỗ quân Đường. Thời điểm Tiêu hoàng hậu 48 tuổi, đang mang thai, Đường Thái Tông - vị vua thứ 6 lấy bà làm vợ lại mới 33, ấy vậy mà khi vừa nhìn thấy dáng vẻ yêu kiều, tóc mây mềm mại, gương mặt xinh đẹp như hoa mẫu đơn của Tiêu Hoàng hậu đã phong bà làm Chiêu dung. Lý Thế Dân còn tổ chức một bữa tiệc xa hoa đầy những cao lương mỹ vị, cho ca nữ đàn hát cả ngày, thắp đèn rực sáng khắp cung điện để chào đón vị Chiêu dung mới này. Lúc ấy, Đường Thái Tông có hỏi Tiêu thị: "Khanh thấy cảnh tượng trước mắt thế nào so với Tùy cung năm xưa?".

Kỳ thực, cảnh tượng bấy giờ còn thua xa so với vẻ xa xỉ trong cung điện nhà Tùy năm nào. Trước kia, Dương Quảng (người chồng đầu tiên của Tiêu thị) vốn rất thích ăn chơi hưởng lạc, mỗi khi có yến tiệc đều đốt đèn mà dùng dạ minh châu để thắp sáng, còn cho người đốt đàn hương (hương liệu cao cấp), khiến cung điện chẳng khác gì chốn bồng lai tiên cảnh.
 
Tiêu Chiêu dung không tiện so sánh, liền khôn khéo mà nói: "Bệ hạ là Hoàng đế khai quốc, sao lại đem mình đi so sánh với một vị vua làm mất nước?" Đường Thái Tông nghe vậy rất mực hài lòng, càng thêm sủng ái Tiêu Chiêu dung. Tình cảm chân thành và sự che chở đặc biệt của Hoàng đế chính là lý do giúp Tiêu thị luôn sống yên bình trong chốn hậu cung đầy gió tanh mưa máu. Dương Văn Quán (楊文瓘) muốn thẩm vấn Tiêu hoàng hậu để xem có quan lại triều Đường nào bí mật liên hệ với bà không, song Đường Thái Tông từ chối. Do đệ của Tiêu hoàng hậu - Tiêu Vũ - là một trọng thần dưới thời Đường Cao Tổ và Đường Thái Tông, bà vẫn có được danh giá ở một mức độ nhất định tại kinh thành [[Trường An]]. Sau đó, Tiêu hoàng hậu đã phụ trách việc cải táng Dạng Đế theo đúng lễ nghi. Bà qua đời vào ngày 17 tháng 4 năm 648 tại Trường An và được hợp táng tại Giang Đô cùng Dạng Đế với nghi lễ Hoàng hậu.