Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Quang Trung”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 81:
 
Nhiều người cho rằng tài năng của Quang Trung thiên về một vị tướng cầm quân đánh trận, nhưng thực ra, ông cũng tỏ rõ tài năng cai trị nhân dân trong cương vị của một [[hoàng đế]]. Nhà sử học Phan Huy Lê đã đánh giá ''“Quang Trung không chỉ là một nhà quân sự lỗi lạc mà còn là một nhà chính trị có biệt tài”''<ref>Phan Huy Lê, Tìm hiểu thêm về phong trào nông dân Tây
Sơn, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội, 1961, trang 104</ref> Với nhãn quan tiến bộ, chỉ trong 3 năm, ông đã liên tiếp đề ra nhiều kế hoạch cải cách tiến bộ trong [[kinh tế]], [[văn hóa]], [[giáo dục]], [[quân sự]],... nhằm xây dựng đất nước và tiếp thu [[khoa học kỹ thuật]] hiện đại từ phương Tây.<ref name="Kamm-85">{{harvnb|Kamm|1996|p=125}}</ref> Về nhân sự, ông đã xuống chiếu cầu hiền và trọng dụng nhiều nhân tài như [[Ngô Thì Nhậm]], [[Phan Huy Ích]], [[Nguyễn Thiệp]], [[Nguyễn Huy Lượng]]... Về quân sự, ông cho xây dựng quân đội trang bị hiện đại (hải quân thời Tây Sơn còn hiện đại hơn cả hải quân [[nhà Nguyễn]] sau này). Về kinh tế, ông cải cách chế độ đinh điền và ruộng đất, khuyến khích [[Thủ công nghiệp Đại Việt thời Tây Sơn|thủ công nghiệp]], mở rộng ngoại thương với phương Tây. Về giáo dục, ông cải tiến thi cử theo hướng thiết thực và ban hành chính sách khuyến học, khuyến khích dùng [[chữ Nôm]] thuần Việt thay cho chữ Hán để nêu cao [[tinh thần dân tộc]], sắp xếp lại chùa chiền dư thừa và bài trừ mê tín dị đoan. Giới sử học đánh giá rất cao những cải cách này bởi chúng mang xu hướng rất tiến bộ và vượt trên các nước châu Á đương thời, có thể đưa đất nước thoát khỏi sự trì trệ đã kéo dài trên 100 năm của chế độ phong kiến thời Trịnh - Nguyễn. Đến tận mãi sau này (năm [[1822]]), [[Hoa kiều]] từng sống ở [[Huế]] dưới thời Tây Sơn vẫn còn hoài niệm về sự cai trị của Nguyễn Huệ, họ nhận xét với thương gia người Anh rằng Quang Trung cai trị ôn hòa và công bằng hơn các vua nhà Nguyễn ([[Gia Long]] và [[Minh Mạng]])<ref name="vsh464">Viện Sử học, sách đã dẫn, tập 4, tr 464</ref> ''(xem chi tiết tại [[#Tài năng chính trị|những cải cách tiến bộ của vua Quang Trung]])''.
 
Về mặt đối ngoại, Quang Trung tỏ rõ tham vọng vượt xa các vị vua khác trong lịch sử Việt Nam. Ông là vị vua Đại Việt duy nhất đã xúc tiến việc giành lấy lãnh thổ của Trung Quốc (tỉnh [[Quảng Tây]]) để mở rộng lãnh thổ cho Đại Việt, cũng là hoàng đế Đại Việt duy nhất có đủ khí phách để chủ động cầu hôn với một [[công chúa]] Trung Hoa (để thông qua đó ép vua [[Càn Long]] của Trung Quốc cắt tỉnh Quảng Tây, nếu không được thì sẽ dùng quân sự đánh chiếm<ref name="ReferenceD">Ngô Thì Nhậm, con người và sự nghiệp, Ty văn hóa-thông tin Hà Tây, 1974, trang 97</ref>) Vua [[Càn Long]], vị vua nổi tiếng với [[Thập toàn võ công]] trong thời cực thịnh của [[nhà Thanh]], cũng phải đánh giá rất cao tài năng của Quang Trung. Sau này, trong bài thơ [[Lịch sử nước ta]], Chủ tịch [[Hồ Chí Minh]] ca ngợi Quang Trung là người ''“phi thường"'', có ''"chí cả mưu cao"''.