Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Gia Long”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 289:
 
Sau khi chiến thắng quân Thanh, vua [[Nguyễn Huệ|Quang Trung]] chuẩn bị phối hợp với Nguyễn Nhạc đem quân vào Nam đánh Gia Định nhằm triệt để đánh bại thế lực của Nguyễn Ánh, thu phục miền Nam bộ và thống nhất đất nước. Quang Trung dự định phát động chiến dịch rất lớn, huy động hơn 20<ref>{{harvnb|Nguyễn Lương Bích, Phạm Ngọc Phụng|1976|p=323}}.</ref>-30 vạn<ref>{{harvnb|Tạ Chí Đại Trường|1973|p=258}}.</ref> quân thủy bộ, chia làm ba đường. Chính các [[giáo sĩ]] Pháp giúp Nguyễn Ánh lúc đó cũng rất lo lắng và dự liệu Nguyễn Ánh khó lòng chống lại được Tây Sơn trận này. Trong thư gửi cho M. Létondal ngày 14/9/1791, giám mục Bá Đa Lộc viết: '
::''“… Nhà vua đã không biết lợi dụng cơ hội mà ông ta có được để đánh bại kẻ thù, mà lại để chúng có thì giờ hoàn hồn và chúng thấy rõ tất cả những đồn đại về việc người Âu đến giúp chỉ là chuyện hão. Ông ta (Nguyễn Ánh) bắt dân đóng thuế và làm dịch vụ nặng nề, và lúc này, dân chúng bị nạn đói đe dọa nên họ có vẻ mong quân Tây Sơn đến. Trong tình trạng hiện thời, nếu chúng quả quyết đến tấn công, thì nhà vua khó có thể đương đầu lại được... Tôi rất sợ không đi kịp trước khi tai họa xảy ra cho nhà vua, nếu có sự ấy"''.<ref name="Tạ Chí Đại Trường 1973 261"/>
 
Tuy nhiên vận may lại đến với Nguyễn Ánh khi vua [[Quang Trung]] đột ngột qua đời ([[1792]]), con là [[Nguyễn Quang Toản]] còn nhỏ tuổi lên nối ngôi, hiệu là Cảnh Thịnh. Quang Toản còn quá nhỏ (9 tuổi) nên không đủ sức lãnh đạo, khiến cho Tây Sơn bắt đầu khủng hoảng và chia rẽ.<ref>{{harvnb|Tạ Chí Đại Trường|1973|pp=276-277}}.</ref> Loạn lạc liền nổ ra ở Bắc Hà: sĩ phu trung thành với [[nhà Lê]] nổi lên tôn [[Lê Duy Cận]] ([[Đại Nam thực lục|Thực lục]] ghi là Lê Duy Vạn, con [[Lê Hiển Tông]]) làm minh chủ, Duy Cận liên lạc với Nguyễn Ánh để cùng đánh Tây Sơn,<ref>{{harvnb|Phan Khoang|2001|p=535}}.</ref> việc này góp phần làm cho [[nhà Tây Sơn]] nhanh chóng suy yếu. Nội bộ Tây Sơn xảy ra tranh chấp, quyền hành rơi vào tay ngoại thích [[Bùi Đắc Tuyên]].<ref name="harvnb24">{{harvnb|Trần Trọng Kim|1971|pp=155}}.</ref> Nguyễn Nhạc lại nghi ngờ Quang Toản, càng tạo thuận lợi cho Nguyễn Ánh.<ref>{{harvnb|Quốc sử quán triều Nguyễn|2007|p=261}}.</ref> Nhân vào thế đó, Nguyễn Ánh ra sức mở các đợt tấn công ra [[Quy Nhơn]] theo nguyên tắc đã định trước đó: ''"Gặp nồm thuật thì tiến, vãn thì về, khi phát thì quân lính đủ mặt, về thì tản ra đồng ruộng".''<ref>{{harvnb|Đặng Việt Thủy|Đặng Thành Trung|2008|pp=280-281}}.</ref>