Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chiến tranh Đông Dương”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Rotire (thảo luận | đóng góp)
Dòng 380:
[[Trường Chinh]], trên báo Sự thật ngày 30 tháng 6 đưa ra chủ trương đoàn kết dân tộc: kẻ thù trước mắt của dân tộc ta là thực dân phản động Pháp. Chúng đang uy hiếp chủ quyền của ta tiến công ta, dùng chiến thuật chính trị: chia rẽ. Chia rẽ dân tộc: đem người thiểu số chống người Kinh. Chia rẽ Nam Bắc: phỉnh đồng bào Nam Bộ chống đồng bào Bắc Bộ. Chia rẽ giai cấp: làm cho giàu nghèo chống chọi nhau, hằn ghét nhau. Chia rẽ tôn giáo: xui giáo chống lương, xui lương chống giáo; gây nghi ngờ giữa lương và giáo. Chia rẽ đảng phái: lập đảng Việt gian chống phe yêu nước, khuyến khích đảng nọ chống đảng kia. Thống nhất quốc gia. Đoàn kết dân tộc. Chúng ta đề ra khẩu hiệu "Trung, Nam, Bắc một nhà". Chúng ta lập mặt trận toàn dân đoàn kết, không phân biệt chủng tộc, giai cấp, tôn giáo, xu hướng chính trị. Chúng ta tham gia Hội liên hiệp quốc dân Việt Nam.<ref>Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nhà xuất bản. Chính trị quốc gia Hà Nội, 2000, t.8, tr. 434-443</ref>. Ý nghĩa của "đoàn kết dân tộc", theo Hồ Chí Minh là liên minh công nhân và nông dân với giai cấp tư sản và địa chủ.
 
Ngày 15/6/1946, người lính cuối cùng của quân đội Trung Hoa Dân Quốc rời khỏi Việt Nam<ref name="Currey"/>. Các thành viên Việt Nam Quốc dân Đảng và Việt Nam Cách Mệnh Đồng minh Hội mất chỗ dựa hậu thuẫn chính là quân đội [[Tưởng Giới Thạch]] và do bất đồng về việc ký [[Hiệp định sơ bộ Pháp-Việt 1946|Hiệp định sơ bộ Pháp-Việt]] ngày 6 tháng 3 cũng như không muốn sáp nhập quân đội vào biên chế Vệ quốc đoàn dưới sự chỉ huy của Bộ Quốc phòng do Việt Minh kiểm soát do lo sợ bị khống chế rồi bị giải tán dần đã lần lượt rút khỏi chính phủ Liên hiệp.<ref name="NTB"/> Lãnh tụ Việt Cách là [[Nguyễn Hải Thần]], lãnh tụ Việt Quốc [[Vũ Hồng Khanh]] trong chính phủ và cánh thân Tưởng do Vũ Hồng Khanh lãnh đạo lưu vong sang Trung Quốc. Các đảng viên Đại Việt phần lớn vẫn ở lại Việt Nam chờ thời cơ<ref name="vonguyengiap2">Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Tổng tập Hồi ký, Những năm tháng không thể nào quên, trang 290</ref>. Mặc dù Hồ Chí Minh giữ độc quyền liên lạc với Pháp với sự trợ giúp của [[Hoàng Minh Giám]] nhưng Nguyễn Tường Tam vẫn thực hiện trách nhiệm của mình một cách nghiêm túc<ref name="Marr422"/>. [[Nguyễn Tường Tam]] với tư cách Bộ trưởng Bộ ngoại giao dẫn đầu phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tham gia [[Hội nghị Đà Lạt 1946|Hội nghị trù bị tại Đà Lạt]] mặc dù trên thực tế Võ Nguyên Giáp là người lãnh đạo phái đoàn<ref name="Marr422"/>. Theo đại tướng Võ Nguyên Giáp, do bất đồng Tam đã không tham gia hầu hết các phiên họp còn theo David G. Marr Tam là người phát ngôn có năng lực và giúp giải quyết một số tranh cãi về chiến thuật đàm phán trong đoàn.<ref name="Marr422">David G. Marr, Vietnam: State, War, and Revolution (1945–1946), page 422, California: University of California Press, 2013</ref><ref>Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng tập Hồi Ký, Những năm tháng không thể nào quên, trang 274</ref>. Sau đó Tam cũng không tham gia [[Hội nghị Fontainebleau 1946|Hội nghị Fontainebleau]], cuối cùng rời bỏ chính phủ<ref name="NTB">[http://lmvn.com/truyen/index.php?func=viewpost&id=c6j6GAnIk1u39gHBrZ4ou5OJb8b4i3nB&ssid=3300 Việt Nam, một thế kỷ qua, Chương 30], Nguyễn Tường Bách], Nhà xuất bản Thạch Ngữ, California, 1998</ref> (tài liệu nhà nước nêu Nguyễn Tường Tam thiếu bản lĩnh chính trị, lập trường bấp bênh, biển thủ công quỹ, tiền chi phí cho phái đoàn sang Pháp đàm phán, rồi đào nhiệm ra nước ngoài<ref name="Marr422"/><ref>[http://www.mofahcm.gov.vn/vi/mofa/bng_vietnam/nr050225105543/nr050225105648/nr050302090431/ns050302091503/view Bộ trưởng Nguyễn Tường Tam, Trang web Bộ Ngoại giao]</ref> nhưng theo sử gia David G. Marr việc này khó xảy ra vì Tam khó lòng được giao trách nhiệm giữ tiền của phái đoàn<ref name="Marr422"/>).
 
Việc các thành viên chủ chốt của Việt Quốc, Việt Cách như [[Nguyễn Hải Thần]], [[Nguyễn Tường Tam]], [[Vũ Hồng Khanh]] rời bỏ chính phủ, lưu vong sang Trung Quốc đã đánh dấu chấm hết cho thời kỳ hợp tác giữa Việt Minh và các đảng phái đối lập tại miền Bắc, trong công cuộc "kháng chiến kiến quốc" mà [[Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến]] là biểu tượng.